
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp
![]() |
Hiện có 81% số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương bị giảm ít nhất 20% đơn hàng từ thị trường Liên minh châu Âu… |
Căng sức với khó khăn kép
Thời gian gần đây, nhiều nhà mua hàng EU và Mỹ thông báo hoãn và hủy đơn hàng từ Việt Nam, trong đó có những đơn hàng ngành dệt may, da giày… Việc này tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc chiến lược Công ty Sợi Thế kỷ cho biết, việc các nhà nhập khẩu tạm ngưng nhập hàng may mặc sẽ ảnh hưởng tới các công ty sản xuất vải và sợi. Thời điểm này chưa thể đánh giá được mức tác động, nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực.
“Nếu các đơn hàng may mặc tiếp tục bị trì hoãn kéo dài và với khối lượng lớn, thì đơn hàng vải sợi tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng”, bà Chi nhìn nhận.
Trong khi đó, ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương cho biết, các doanh nghiệp ngành gỗ cũng khó khăn, khi cùng lúc, nhiều thị trường lớn thông báo tạm dừng, hoãn đơn hàng.
Cụ thể, hiện có 59% số doanh nghiệp thuộc Hiệp hội bị giảm khoảng 20% số đơn hàng từ thị trường Mỹ. Trong khi đó, 81% doanh nghiệp bị giảm ít nhất 20% đơn hàng từ thị trường EU…
Theo phân tích của ông Hiệp, đây là khó khăn kép, bởi dịch bệnh khiến việc vận chuyển nguyên, phụ liệu gặp khó, trong khi các khách hàng lớn là chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn phải đóng cửa, nên họ yêu cầu hủy hoặc giãn ngày giao hàng, đồng thời không đặt đơn hàng mới.


Trước tình hình đơn hàng giảm, trong khi hàng tồn kho tăng cao dẫn đến gánh nặng chi phí lãi vay, chi phí quản lý… Khi không xuất được hàng thì doanh nghiệp ngành gỗ không thể có tiền để trả nợ vay, trả lãi, trả tiền lương, thuế, bảo hiểm… buộc phải giảm giờ làm, giảm biên chế hoặc phải đóng cửa. Tuy nhiên, theo ông Hiệp, hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong Hiệp hội vẫn cố gắng cầm cự để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek) cho hay, từ đầu tháng 3, khi chưa có lệnh tạm phong tỏa biên giới của châu Âu, Hội đã ước tính có đến 50% doanh nghiệp dệt may khó khăn, phải ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu, thiếu đơn hàng vì dịch Covid-19. Từ khi EU phong tỏa biên giới, doanh nghiệp còn khó khăn hơn nhiều. Nhiều doanh nghiệp đã nhận được thông báo của đối tác là hàng chưa cắt thì không cắt, hàng chưa may thì không may, hàng chưa xuất thì không được xuất…
Theo đại diện của Agtek, với tình hình thiếu đơn hàng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phải cho công nhân tạm nghỉ việc.
Rất cần hỗ trợ
Khó khăn trước mắt đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong giai đoạn này là vấn đề tài chính. Đó cũng là lý do mà ông Điền Quang Hiệp đề nghị phía ngân hàng cần có chính sách gia hạn thời gian trả nợ, giảm hoặc miễn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đồng thời, tăng các nguồn tín dụng ưu đãi cho các mục đích như chi lương, chi nợ nhà cung cấp cho các khoản nợ trên 30 ngày (thời gian vay khoảng 12 tháng). Cùng với đó, ngành chức năng cần tạo điều kiện hoãn nộp các khoản thuế (VAT, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, thuế thu nhập doanh nghiệp) và tiền thuê đất cho doanh nghiệp cho đến khi hết dịch bệnh…
Theo các chuyên gia, thời gian qua, doanh nghiệp dệt may đã rất khó khăn về nguồn nguyên liệu bởi 60 - 70% phụ thuộc vào Trung Quốc. Hiện nay, khi Trung Quốc hồi phục hoạt động sản xuất, doanh nghiệp có nguyên liệu trở lại thì lại không giao hàng được. Một số đơn hàng phía EU đề nghị giãn thời hạn giao thì không ảnh hưởng lớn, nhưng với đơn hàng bị hủy, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, nhất là với việc trả lương cho người lao động. Với tình hình như vậy, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Bà Chi cho biết, Chính phủ dự kiến có chính sách giảm lãi vay, giảm thuế, giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp cũng như khuyến kích sản xuất nguyên phụ kiện trong nước cho các ngành dệt may, da giày… Với doanh nghiệp, đây là những hỗ trợ cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
“Việt Nam rất cần phát triển nguồn nguyên phụ liệu dệt may trong nước để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài. Như vậy, chuỗi cung ứng dệt may của chúng ta sẽ hoàn thiện hơn và sẽ có khả năng thu hút nhiều đơn hàng may mặc”, bà Chi nói.

-
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững -
Quý I/2025, TKV cấp 10,8 triệu tấn than cho điện
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort