Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 12 tháng 09 năm 2024,
Bức tranh thương mại Việt Nam - Trung Quốc
- 16/01/2015 08:54
 
() Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa cập nhật đầu tháng 1/2015 cho thấy, trong 11 tháng năm 2014, trị giá xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt gần 13,5 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Cấp tốc lựa chọn đối tác thay thế
3 ví dụ về cách “cổ điển” giúp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
Kịch bản nào tránh lệ thuộc vào quốc gia 1,4 tỷ dân?
Thương mại Việt - Trung 2014 có thể đạt 60 tỷ USD
Để quan hệ thương mại Việt - Trung phát triển bền vững

Trong khi đó, trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc đạt 39,55 tỷ USD, chiếm 29% tổng nhập khẩu của Việt Nam.

Bức tranh thương mại Việt Nam - Trung Quốc
Trong thương mại song phương với Trung Quốc, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt trị giá 26,05 tỷ USD

Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang  Trung Quốc là dầu thô, điện thoại và linh kiện..., nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện, máy móc và thiết bị phụ tùng…

Như vậy, trong thương mại song phương với Trung Quốc, cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt trị giá 26,05 tỷ USD, cao gần gấp đôi xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này.

Nhìn lại, thương mại Việt - Trung gia tăng liên tục, mạnh mẽ trong 10 năm qua. Trong tổng thể, kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm 20% tổng thương mại của Việt Nam. Trung Quốc chiếm 25% kim ngạch nhập khẩu và 10% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Việc Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thương mại của Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Theo thống kê, Trung Quốc chiếm tới 24% tổng thương mại của Hàn Quốc và 40% tổng thương mại của Đài Loan.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, Việt Nam lại có năng lực cạnh tranh thấp hơn, do đó mức độ ảnh hưởng của một thị trường chiếm 20% thương mại Việt Nam lớn hơn các quốc gia, nền kinh tế trong khu vực. Những biến động từ đối tác này, nếu có, sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tức thời tới thương mại Việt Nam, tới cả hoạt động của các doanh nghiệp với mức độ lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào từng ngành.

Phân tích bức tranh nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có thể thấy, mức độ tăng nhanh và liên tục, biến Việt Nam từ chỗ có thặng dư nhỏ với Trung Quốc (135 triệu USD năm 2000) tới chỗ thâm hụt nặng nề từ thị trường này.

Phần lớn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng trung gian (chiếm 67,8%, bao gồm công nghiệp phụ trợ cho dệt may, da giày, điện tử….), hàng hóa vốn (chiếm 20,6%, bao gồm các loại máy móc thiết bị, công nghệ…), cây - con giống, phân bón, thức ăn gia súc…).

Có nghĩa là, các doanh nghiệp đang nhập phần lớn các sản phẩm cơ bản, cốt yếu phục vụ sản xuất hàng hóa của mình từ thị trường này. Có thể nói, nếu không có gì thay đổi trong cơ cấu hàng hóa với Trung Quốc, thì khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập càng sâu, nhập siêu các loại hàng hóa này càng lớn.

Đứng ở góc độ kinh doanh, lợi thế của Việt Nam khi nhập khẩu các mặt hàng này từ Trung Quốc là giá hợp lý hơn so với nhiều thị trường khác, chi phí vận chuyển thấp hơn, từ đó tác động tích cực tới năng lực cạnh tranh của các ngành này.

Nhưng với cơ cấu hàng nhập khẩu như vậy, có thể thấy, sản xuất của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc (đặc biệt là trong một số ngành xuất khẩu mũi nhọn như dệt may, da giày…), nhất là khi thị trường này có biến động. Hơn thế, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến động lực đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, công nghệ mới - sạch của các doanh nghiệp, cả trong nước và nước ngoài, tại Việt Nam.

Trong khi đó, trong 10 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc dù tăng đều, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng của nhập khẩu. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tập trung nhiều nhất ở nhóm hàng trung gian (chiếm 51,5%, bao gồm nhiên liệu thô, khoáng sản, cao su…), tiêu dùng (chiếm 22,4%, bao gồm rau quả, gạo…), xăng dầu (17,9%)…

Cơ cấu hàng xuất khẩu nói trên không mang lại nhiều lợi nhuận cho Việt Nam, do các sản phẩm xuất khẩu đều có giá trị gia tăng không cao.

Trong khi đó, việc xuất khẩu một lượng lớn các loại hàng hóa này sang Trung Quốc có thể ảnh hưởng không tốt tới quỹ tài nguyên đang dần trở nên hạn hẹp của Việt Nam (đặc biệt là với nhóm nguyên liệu thô) hoặc khiến một bộ phận dân cư nhạy cảm bị phụ thuộc vào những biến động tại thị trường này (đặc biệt là với nhóm nông sản).

Trong bức tranh thương mại Việt Nam - Trung Quốc, không thể không nhắc tới hoạt động xuất khẩu qua biên giới. Việt Nam có 29 cửa khẩu biên giới với Trung Quốc tại 7 tỉnh miền núi biên giới Bắc, chưa kể các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở.

Việc kiểm soát thương mại xuất nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu chính - phụ, lối mở này là một thách thức đối với các cơ quan quản lý để làm lành mạnh hóa hoạt động thương mại với thị trường quan trọng này.

Chưa ký Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc

(Baodautu.vn) Ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh cho rằng, Việt Nam đã rất tỉnh táo khi chưa ký kết Hiệp định Hoán đổi tiền tệ với Trung Quốc, nên hiện không bị lệ thuộc về vấn đề tài chính, tiền tệ với nước này.

Tự chủ kinh tế trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau

(Baodautu.vn) Rất cần tìm những lối ra cho nền kinh tế để tránh tình trạng lệ thuộc “bỏ tất cả trứng vào chung một giỏ”, nhưng cũng cần thừa nhận rằng, chúng ta đang kinh doanh trong một nền thương mại toàn cầu có sự ràng buộc lẫn nhau.

Bức bách tìm giải pháp giảm nhập siêu với Trung Quốc

(Baodautu.vn) Những căng thẳng trên Biển Đông một lần nữa đòi hỏi Việt Nam phải sớm có giải pháp để tránh lệ thuộc và giảm nhập siêu từ Trung Quốc.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư