
-
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP
-
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
-
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
![]() |
Quý đầu năm, GRDP của TP.HCM tăng trưởng 7,51% - mức cao nhất cùng kỳ trong vòng 5 năm. Ảnh: Đức Thanh |
Bước đà thuận lợi
Lần lượt, hàng loạt địa phương bắt đầu công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội quý đầu năm 2025. Một điểm khá thống nhất là, kinh tế quý I/2025 tăng trưởng khá tích cực ở nhiều địa phương trong cả nước.
Trong đó, đáng chú ý nhất là Bắc Giang. Tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ từ năm ngoái, với mức tăng trưởng GRDP cả năm 2024 đạt 13,85% - đứng đầu cả nước, sang quý I/2025, Bắc Giang giữ vững vị trí “quán quân”, với mức tăng trưởng GRDP đạt 14,02%.
Bắc Giang là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc thực hiện “khoán tăng trưởng”. Năm 2025, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bắc Giang là đạt mức tăng trưởng 13,6%. Tuy nhiên, tỉnh này phấn đấu đạt mức cao hơn, khoảng 14-15%.
Theo kịch bản đề ra, để cả năm đạt mức tăng trưởng GRDP 13,6%, thì quý I/2025, Bắc Giang phải đạt mức tăng trưởng 13%. Các con số tương ứng ở quý II, III và IV là 12,7%; 14,1% và 14,3%. Nhìn vào kịch bản này, trong quý đầu năm, Bắc Giang đã tăng trưởng vượt dự kiến, tạo bước đà thuận lợi để cả năm có thể vượt mức “khoán” mà Chính phủ giao.
Tương tự, nhiều địa phương khác trong cả nước cũng đạt mức tăng trưởng GRDP vượt kịch bản đề ra. Quảng Ninh là một ví dụ.
Số liệu vừa được Chi cục Thống kê Quảng Ninh công bố, quý I/2025, tăng trưởng GRDP của tỉnh này đạt 10,91%, xếp thứ 7 cả nước. Quảng Ninh cũng là một trong những địa phương quyết tâm đạt tăng trưởng cao hơn so với mức “khoán tăng trưởng” mà Chính phủ giao (14% so với 12% - PV). Kịch bản mà Quảng Ninh xây dựng là quý I tăng trưởng 10,5%, nhưng kết quả thực tế đạt 10,91%.
“Đây là những kết quả rất tích cực”, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng nói trong cuộc họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý I; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II/2025.
Theo Bí thư Vũ Đại Thắng, các cấp, ngành của Quảng Ninh phải nỗ lực hơn nữa, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hơn nữa, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy giải ngân đầu tư công… để cả năm đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Trong số các địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP cao trong quý I/2025, Đà Nẵng cũng có thể coi là một ví dụ điển hình. Quý đầu năm, địa phương này đạt mức tăng trưởng 11,36%. TP.HCM cũng đạt mức tăng trưởng khá cao, với 7,51%. Theo Sở Tài chính TP.HCM, đây là mức tăng trưởng GRDP cao nhất so với cùng kỳ của các quý I trong vòng 5 năm gần đây. Cụ thể, quý I các năm từ 2020 trở lại đây, tăng trưởng GRDP của TP.HCM đạt lần lượt là 0,42%; 4,58%; 1,88%; 0,7%; 6,54% và 7,51%.
Việc đầu tàu kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao trong quý đầu năm được cho là sẽ có tác động tích cực tới tăng trưởng GDP của cả nước. TP.HCM hiện chiếm khoảng 15,4% GDP cả nước.
Ngoài các địa phương trên, bức tranh tăng trưởng GRDP của cả nước nhìn chung khá tích cực, với tăng trưởng GRDP của Hòa Bình đạt 12,76%; Nam Định là 11,86%...
Lường trước rủi ro, đưa kinh tế tăng tốc
Việc tăng trưởng GRDP của một số địa phương khá cao đã mang tới kỳ vọng rằng, tăng trưởng GDP của cả nước cũng sẽ đạt mức khá tích cực trong quý I/2025. Tuy vậy, con số chính thức sẽ chỉ có thể có được trong vài ngày tới.
Trung tuần tháng 3/2025, Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) dự báo rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 7,1%. Dựa vào diễn biến của nền kinh tế trong 3 tháng qua, có thể hy vọng, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt trên 7% trong quý đầu năm, tạo tiền đề để nền kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn trong những quý tới, đưa tăng trưởng cả năm đạt mức trên 8%, như mục tiêu đề ra.
Một thông tin tích cực là theo báo cáo mới nhất của S&P Global, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2025 đã quay trở lại ngưỡng 50 điểm. Cụ thể, PMI của Việt Nam đạt 50,5 điểm trong tháng 3, tăng nhẹ so với 49,2 điểm hồi tháng 2 và điều này cho thấy, sức khỏe ngành sản xuất Việt Nam đã có cải thiện. Cả sản lượng và tổng số lượng đơn hàng mới cũng đã tăng trở lại.


“Ngành sản xuất của Việt Nam bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn vào tháng 3 khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu vào năm 2025 tính đến nay”, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence bình luận và hy vọng rằng, các công ty sẽ có thể tiếp tục thành công hơn trong những tháng tới dựa trên những cải thiện này.
Chỉ dấu này là tích cực. Tuy vậy, rủi ro, khó khăn mới đối với nền kinh tế Việt Nam nói riêng, kinh tế toàn cầu nói chung lại đang xuất hiện, khi mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump vừa quyết định áp thuế đối ứng đối với một loạt nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam bị áp mức thuế lên tới 46%, một mức rất cao.
Thông tin này ngay lập tức ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu, với biểu hiện là giá vàng tăng, thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm. Nỗi lo tràn ngập thị trường. Với Việt Nam, dù chưa thể định lượng được mức độ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động tiêu cực chắc chắn là không nhỏ.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị và hàng dệt may là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Mỹ.
Thuế tăng sẽ ảnh hưởng lớn tới xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, từ đó, sẽ ảnh hưởng tới sản xuất trong nước và tăng trưởng kinh tế.
Thông tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi công bố chính sách thuế đối ứng cũng đã nhấn mạnh rằng, các quốc gia muốn được miễn trừ khỏi chính sách thuế đối ứng của Mỹ cần phải thay đổi chính sách thương mại của mình.
Lường trước rủi ro và có phản ứng chính sách kịp thời là cách để Việt Nam giảm thiểu thiệt hại và duy trì được đà tăng trưởng tích cực của thương mại hàng hóa sang Mỹ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung. Đây chính là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.
Cùng với đó, để thúc đẩy tăng trưởng, giải pháp vẫn luôn là thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kích cầu thị trường nội địa…
Trong chỉ đạo mới đây liên quan các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cũng nhấn mạnh việc tiếp tục cải cách thể chế, tháo gỡ khó khăn cho các dự án để giải phóng nguồn lực cho nền kinh tế, cũng như thúc đẩy đầu tư tư nhân, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới…

-
Bước đà thuận lợi cho nền kinh tế -
Giao cơ quan chủ quản thực hiện Dự án xây dựng cầu Vân Hà nối 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang -
Việc phát triển hệ thống đường sắt có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội -
Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng -
Thủ tướng ban hành công điện đôn đốc quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công -
Quảng Nam khẳng định đủ năng lực triển khai Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức PPP -
Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển