
-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn
Hiệu suất cao nhưng thiếu sự ổn định
Thống kê của FiinGroup cho biết, năm 2024, mức tăng trưởng bình quân của các quỹ đầu tư cổ phiếu là hơn 20%, cao hơn so với mức tăng của chỉ số VN-Index (+12,1%) nhờ lợi nhuận tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Hiệu suất trung bình ở mức thấp hơn (10,3%) trong khung thời gian 5 năm và âm -0,8% trong giai đoạn 3 năm, chủ yếu do khoản lỗ lớn vào năm 2022. Điều này cho thấy sự thiếu ổn định của nhóm quỹ này trong dài hạn, dù vậy mức hiệu suất trung bình 10,3% trong 5 năm là tương đối ổn.
Có 41/66 quỹ đầu tư cổ phiếu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với VN-Index trong năm 2024 nhờ hiệu suất tích cực trong giai đoạn nửa đầu năm. Tuy nhiên, hiệu suất của đa số các quỹ kém đi rõ rệt trong nửa cuối năm 2024, khi thị trường ở trạng thái đi ngang với thanh khoản giảm sút và chịu áp lực bán ròng tiếp tục từ khối ngoài.
![]() |
Top 20 quỹ đầu tư cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trong năm 2024 (chỉ tính quỹ có NAV lớn hơn 100 tỷ đồng). Nguồn: FiinPro-X Platform |
Quỹ Cổ phiếu Kinh tế Hiện đại VinaCapital (VMEEF) – quỹ mới được thành lập từ năm 2023 dẫn đầu với mức tăng trưởng 34% nhờ phân bổ tỷ trọng lớn vào các cổ phiếu Ngân hàng và Công nghệ (FPT, FOX).
Tiếp đến là quỹ Tăng trưởng Dài hạn Việt Nam (VFMVSF) với mức tăng 29,7% - đây là mức hiệu suất cao nhất của quỹ kể từ khi thành lập và xét cho khung thời gian 5 năm, quỹ này đạt hiệu suất khá cao với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 15,3%. Quỹ Cổ phiếu Tiếp Cận Thị trường VinaCapital (VESAF) và quỹ Đầu tư Lợi thế Cạnh tranh Bền Vững SSI (SSI-SCA) duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm ổn định ở cả khung thời gian ngắn và dài.
Trong khi đó, nhóm quỹ đầu tư trái phiếu dù không đạt mức tăng trưởng cao như nhóm quỹ Cổ phiếu nhưng lại có hiệu suất ổn định trong cả trung và dài hạn.
![]() |
Hiệu suất của các quỹ đầu tư trái phiếu (chỉ tính quỹ có NAV lớn hơn 100 tỷ đồng). Nguồn: FiinPro-X Platform |
Các quỹ đầu tư trái phiếu tiếp tục có hiệu suất ổn định trong năm 2024 với 19/23 quỹ trái phiếu có mức sinh lợi cao hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng của Vietcombank (4,6%). Trong đó, quỹ TCBF tiếp tục đứng đầu với hiệu suất vượt trội so với mặt bằng chung (+13,7%), nhưng vẫn thấp hơn so với hiệu suất năm 2023 (+32,16%). Đứng thứ hai là Quỹ Trái phiếu MB (MBBOND) với +8,3%.
Ngược lại, quỹ Trái phiếu lợi tức cao HD (HDBond) là quỹ trái phiếu duy nhất có hiệu suất âm (-0,3%) với danh mục phân bổ 44,4% vào trái phiếu, 13,7% vào cổ phiếu và phần còn lại chủ yếu là chứng chỉ tiền gửi.
Về dài hạn, hiệu suất nhóm quỹ đầu tư trái phiếu khá tích cực khi lợi nhuận đều tốt hơn lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng (5,3%) và lãi suất tiết kiệm 60 tháng (6,8%) của Vietcombank.
Trong khi đó, các quỹ cân bằng ghi nhận hiệu suất tăng trưởng cao trong năm 2024, trong đó, nhóm có quy mô NAV lớn (hơn 100 tỷ đồng) có hiệu suất tốt hơn so với các quỹ NAV quy mô nhỏ. Dẫn đầu là quỹ Cân bằng Chiến lược VCBF với mức tăng trưởng đạt 20,2%. Quỹ này phân bổ 61,6% vào cổ phiếu và 23,1% vào trái phiếu, nắm giữ tỷ trọng lớn ở cổ phiếu FPT, TPDN của MEATLife (MML) và Coteccons (CTD).
Dòng vốn đảo chiều vào quỹ trái phiếu
Năm 2024, dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư bị rút ròng năm thứ 2 liên tiếp, với giá trị rút ròng khoảng 13,8 nghìn tỷ đồng, tăng hơn so với mức rút ròng 10,5 nghìn tỷ đồng năm 2023.
Xét theo chiến lược đầu tư, dòng tiền đảo chiều vào ròng mạnh ở các quỹ trái phiếu (gần 12,9 nghìn tỷ đồng), phần lớn thuộc về quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF). Ngược lại, nhóm quỹ cổ phiếu ghi nhận rút ròng kỷ lục (-27,5 nghìn tỷ đồng), chủ yếu rút ròng ở nhóm quỹ thụ động (ETF DCVFMVN DIAMOND và Fubon FTSE Vietnam ETF). Trong khi đó, nhóm quỹ cân bằng ghi nhận biến động không đáng kể về dòng tiền.
Ở các quỹ cổ phiếu, dòng vốn đổ vào các quỹ mở, đặc biệt là hai quỹ mở là VFMVSF và VMEEF có dòng tiền vào tích cực và đạt hiệu suất cao nhờ danh mục nắm giữ nhiều cổ phiếu Ngân hàng. Cụ thể, quỹ VMEEF của VinaCapital ghi nhận dòng tiền vào ròng liên tục kể từ tháng 11/2023 (lũy kế đạt hơn 1,4 nghìn tỷ đồng). Ngược lại, các quỹ có quy mô NAV lớn như VEIL, Fubon FTSE Vietnam ETF, và ETF DCVFMVN DIAMOND lại chịu áp lực rút vốn mạnh từ nhà đầu tư, đặc biệt trong các tháng đầu năm 2024.
Sau 3 năm liên tiếp rút ròng, dòng tiền lại vào ròng trở lại với các nhóm quỹ Trái phiếu trong năm 2024. Trong năm 2024, xu hướng dòng vốn quay trở lại nhóm quỹ trái phiếu diễn ra trên diện rộng, ghi nhận ở 14/23 quỹ, nhưng tập trung phần lớn ở quỹ Đầu tư Trái phiếu Techcom (TCBF) của Techcombank và quỹ Trái phiếu Việt Nam (DCBF) do Dragon Capital quản lý.
Năm 2024 là năm nổi bật của các quỹ trái phiếu với dòng tiền ròng dương trở lại và hiệu suất ổn định mặc dù một số quỹ khác vẫn chịu áp lực rút vốn nhẹ. Điều này phản ánh sự chuyển dịch ưu tiên của nhà đầu tư sang các sản phẩm an toàn và ít biến động, FiinGroupcho biết.

-
Đà Nẵng lập Tổ công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển Trung tâm Tài chính
-
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Mua sắm tài sản công và Thông tin, tư vấn tài chính Hà Nội
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp tích cực trở lại trong tháng 3
-
Cảng Sài Gòn làm rõ nghi ngại của cổ đông về dự án cảng trung chuyển Cần Giờ
-
VN-Index giảm gần 6 điểm, FPT tiếp tục chịu áp lực từ khối ngoại rút ròng -
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục -
ĐHĐCĐ Biwase: Tìm kiếm cơ hội để cơ cấu lại các khoản vay với chi phí thấp -
ĐHĐCĐ Biwase: Tiếp tục tìm kiếm cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực cấp nước và rác thải -
ĐHĐCĐ Biwase: Đại hội bắt đầu lúc 8h30 khi nhiều nhà đầu tư tham gia -
Mua trước trả sau: Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh?
-
Nhà phố Nha Trang - kênh đầu tư bền vững trong bối cảnh quỹ đất khan hiếm?
-
LILAMA thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành bảo hiểm
-
STC Corporation: Hơn 20 năm kiến tạo "Perfect Life"
-
Cất nóc Tổ hợp giáo dục FPT tại TP. Huế
-
Khám phá chất sống Địa Trung Hải tại phân khu Limassol - Gold Coast Vũng Tàu