-
"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng -
Nhà máy Baliogo tiên phong vươn xa trên bản đồ sản xuất xanh toàn cầu -
Công nghiệp nội địa cần nhiều doanh nghiệp trụ cột dẫn dắt tăng trưởng -
FPT Long Châu thắng giải “Ứng dụng đột phá cho nhu cầu sức khỏe” tại Better Choice Awards 2024 -
Xuất siêu sang các nước châu Mỹ, thành viên Hiệp định CPTPP tăng 3 lần
Tránh đầu tư tràn lan
Khó khăn lớn nhất mà các start-up gặp phải ở thời điểm này chính là sức mua của người tiêu dùng đang giảm ở nhiều ngành hàng. Khách hàng có xu hướng chi tiêu dè dặt hơn, cắt giảm hầu hết các nhu cầu không thiết yếu. Điều đó khiến những start-up nhắm vào các nhu cầu, thị trường ngách phải “đau đầu”.
Bên cạnh đó, dòng vốn đầu tư mạo hiểm trong năm 2022 đột ngột thắt lại đã khiến nhiều start-up lao đao, đặc biệt là với start-up ở lĩnh vực công nghệ. Trên thế giới, dòng vốn sụt giảm từ 620 tỷ USD xuống còn 366 tỷ USD, còn tại Việt Nam, dòng vốn mạo hiểm cũng sụt giảm 18%.
Đứng trước thực trạng này, ông Ngô Anh Tuấn, CEO - Founder Công ty TNHH Công nghệ thương mại trực tuyến F5 (quận 10, TP.HCM), đang khởi nghiệp với nền tảng cá nhân hóa quà tặng thông minh Beloved & Beyond cho biết: “Phương án của chúng tôi là cung cấp nhiều hơn những sản phẩm có giá bán phù hợp. Nhu cầu và thị trường vẫn còn, chỉ là khách hàng đã có sự tiết kiệm, thay vì chi 600.000 đồng/món quà như trước, thì hiện tại họ chỉ có thể chi ra 300.000 - 400.000 đồng/món quà. Chúng tôi vẫn sẽ đáp ứng nhu cầu tặng quà của khách hàng với sản phẩm và giá bán phù hợp hơn, cạnh tranh hơn”.
Song song với đó, Beloved & Beyond cũng đã chuẩn bị phương án dự phòng và quản trị tốt dòng tiền của công ty thông qua việc xúc tiến kêu gọi đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần, nguồn tiền tín dụng và mở rộng thêm nguồn thu khác từ những sản phẩm công nghệ và quảng cáo để tạo thêm nguồn thu mới.
“Khi ít tiền thì phải sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Lúc này không phải thời điểm để mở rộng đầu tư, mà cần sinh tồn. Chúng tôi tinh gọn bộ máy, chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo kinh doanh thuận lợi, tận dụng các nguồn lực đang có, tập trung làm tốt nền tảng công nghệ, phát triển độ phủ nhà bán và tiếp thị đến khách hàng mục tiêu, tránh dàn trải, chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả”, ông Tuấn chia sẻ.
Cũng gặp khó khăn về vốn, ông Nguyễn Thượng Quân, Founder - CEO Công ty cổ phần Công nghệ tích hợp Sao Nam (quận 3, TP.HCM), chuyên sản xuất thiết bị điện mặt trời, đồ vật thông minh tâm sự: “Mặc dù có doanh thu khả quan, trung bình 83 tỷ đồng/năm, nhưng chúng tôi vẫn gặp khó khăn về vốn khi ngân hàng tăng lãi suất cho vay. Hiện nay, khi doanh nghiệp ngày càng có uy tín, các đơn đặt hàng càng lớn thì số vốn cần để thực hiện dự án cũng lớn hơn”.
Theo ông Quân, Sao Nam sẽ cắt giảm các chi phí nhân sự, marketing, đồng thời tổ chức đánh giá kỹ càng hơn, chọn lọc các dự án trước khi tham gia nhằm tránh rủi ro, đầu tư tràn lan, kém hiệu quả. Với cách làm thận trọng này, Sao Nam kỳ vọng doanh thu năm 2023 đạt 60 - 100 tỷ đồng.
Khó khăn là cơ hội để sàng lọc
Ông Trần Nguyên Long, CEO Công ty cổ phần Tập đoàn U-HOME (Đà Nẵng) lo ngại, hiện tại rất khó để các start-up tiếp cận và duy trì các nguồn vốn trung và dài. U-HOME đang lựa chọn phương pháp hoạt động cầm chừng, tập trung tối ưu chi phí thay vì mở rộng.
“U-HOME tập trung làm tốt công việc và không ngừng cải thiện bộ máy, chuẩn bị kỹ càng để đón cơ hội, thu hút các nhà đầu tư mới”, ông Long nói.
Trong khi đó, các start-up lĩnh vực nông nghiệp lại có nhiều băn khoăn về đầu ra của sản phẩm và việc làm thế nào để hỗ trợ nông dân.
Ông Phạm Thành Lộc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Thanh Bình ái ngại: “Hiện giá nguyên liệu đầu vào rất rẻ, mình vui nhưng đồng thời cũng lo lắng, bà con không được giá sẽ nản lòng, không có vốn, dẫn tới vụ sau bỏ canh tác, trồng loại nông sản khác hoặc bán cả đất đi, như thế sẽ gây đứt gãy nguồn cung nguyên liệu”.
Công ty Thanh Bình đang không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường nhằm tăng doanh số bán ra. Có như vậy mới có nguồn lực để hỗ trợ đầu ra cho nông sản, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.
Ông Lộc cũng cho biết, Công ty sử dụng nguồn vốn vay từ các quỹ cho doanh nghiệp nông nghiệp để hoạt động, đồng thời không ngừng chuẩn hóa các quy trình, thiết bị, nâng cao tính năng, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Dù tình hình vẫn còn khó khăn, song nhiều start-up cũng nhận định, đây cũng là cơ hội để sàng lọc. Những start-up vượt qua được giai đoạn này sẽ có một nền tảng vững chắc, sẵn sàng bứt phá khi thị trường phục hồi.
-
"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Mời gọi Tập đoàn MSC tham gia đầu tư vào cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng -
Nhà máy Baliogo tiên phong vươn xa trên bản đồ sản xuất xanh toàn cầu -
Thuế chống trợ cấp sơ bộ của 4 doanh nghiệp Việt không hợp tác gần 300% -
Công nghiệp nội địa cần nhiều doanh nghiệp trụ cột dẫn dắt tăng trưởng -
FPT Long Châu thắng giải “Ứng dụng đột phá cho nhu cầu sức khỏe” tại Better Choice Awards 2024 -
Xuất siêu sang các nước châu Mỹ, thành viên Hiệp định CPTPP tăng 3 lần
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/10 -
2 Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam -
3 Hé lộ phương án đầu tư nâng cấp tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Chặn đứng tội phạm “cổ cồn trắng” câu kết quan tham - Bài 2: Công thức kiếm tiền phi pháp -
5 Không nhất thiết phải thay đổi lãi suất điều hành
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc
- Yên tâm chăn nuôi vì được hỗ trợ toàn diện
- Trải nghiệm tham gia trực tiếp Podcast “Have a sip” tại TP.HCM cùng Marriott Bonvoy®