-
Đà Nẵng: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu công nghiệp Hòa Ninh -
Vướng mắc về vốn, đơn giá tại tuyến metro số 2 TP.HCM -
Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân -
Điều chỉnh Đường tỉnh 582 B từ Cảng Mỹ Thủy đến Quốc lộ 1 thành Quốc lộ 15 D -
Sắp thông xe 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành để giảm kẹt xe dịp Tết -
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu tại Diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Campuchia năm 2023 |
“Tăng cường kết nối hai nền kinh tế” - một trong những nội dung được hai Thủ tướng Việt Nam và Campuchia nhất trí thúc đẩy trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.
Đó là nội dung cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Campuchia Hun Manet đến Việt Nam, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Bên cạnh kết nối hai nền kinh tế, hai bên cũng cam kết sẽ tăng cường cả kết nối về hạ tầng cơ sở và kết nối về thể chế chính sách; đẩy mạnh thương mại song phương, đặc biệt là thương mại biên giới và hợp tác phát triển kinh tế khu vực giáp biên; phấn đấu đạt mốc kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong thời gian tới; nhất trí khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp hai nước.
Cần nhắc lại, ngay sau khi Chính phủ Campuchia khóa 7 được thành lập vào tháng 8/2023, Thủ tướng Hun Manet đã ban hành Chiến lược Ngũ giác phát triển giai đoạn I, với quyết tâm phát triển kinh tế toàn diện, ưu tiên thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước, trong đó hợp tác với Việt Nam là một trọng tâm.
Trong những năm qua, được xây dựng trên nền tảng đặc biệt và vững chắc, mối quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa Việt Nam và Campuchia liên tục phát triển mạnh mẽ. Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao, hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia đạt 10,57 tỷ USD, tăng 10,88% so với năm 2021. Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hai nước đạt 7,1 tỷ USD, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia (sau Trung Quốc và Mỹ) và là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia trong ASEAN.
Đến nay, Việt Nam có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia, với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong tốp 5 nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ hai trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet đánh giá, hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia có phạm vi hết sức rộng lớn và ngày càng phát triển, đầu tư của Việt Nam đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm tại Campuchia.
Trong năm 2023, trao đổi du lịch giữa hai nước có bước tăng trưởng nổi bật. Trong 10 tháng qua, số lượng khách du lịch Việt Nam sang Campuchia đạt hơn 880.000 người, trong khi khách Campuchia sang Việt Nam đạt hơn 300.000 người.
Bên cạnh đó, quan hệ chính trị, ngoại giao không ngừng được củng cố và phát triển; hai bên thường xuyên duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cơ chế hợp tác quan trọng. Hợp tác quốc phòng, an ninh đóng vai trò là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước. Hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương ngày càng được mở rộng và hiệu quả. Đặc biệt, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tiếp tục phát huy vai trò gắn kết hai nước, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước.
"Việt Nam đang có nhiều lựa chọn để phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều chuyển đổi. Campuchia luôn coi Việt Nam là điểm nối, cửa ra hết sức quan trọng cho việc phát triển thương mại quốc tế và cũng như kết nối ngày càng mạnh mẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu", Thủ tướng Hun Manet khẳng định.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng, trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Campuchia, trong đó có hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch, vốn là những lĩnh vực trọng tâm được lãnh đạo hai nước hết sức quan tâm.
Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp triển khai thực hiện các hiệp định, biên bản ghi nhớ mà hai bên đã ký kết như Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch giai đoạn 2023 - 2028, Hiệp định Thương mại biên giới giữa hai nước và Thỏa thuận Thúc đẩy thương mại song phương giai đoạn 2023 - 2024. Bên cạnh đó, giới đầu tư và kinh doanh của hai nước sẽ xúc tiến tìm kiếm những cơ hội tốt để đầu tư, trao đổi thương mại trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Đại sứ Nguyễn Huy Tăng khẳng định, chuyến thăm của Thủ tướng Hun Manet đến Việt Nam góp phần đưa quan hệ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau, đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia lên tầm cao mới.
-
Sắp thông xe 2 đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành để giảm kẹt xe dịp Tết -
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân -
Phú Yên: Doanh thu các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp đạt 8.200 tỷ đồng -
Cảng quốc tế Trung Nam Cà Ná đạt mốc 1 triệu tấn hàng đầu tiên thông quan -
Sắp có khu công nghiệp 3.551 tỷ đồng tại Hải Phòng, khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng tại Nghệ An -
Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cảng An Thới về UBND tỉnh Kiên Giang -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam