
-
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
-
ABAC III và chuỗi sự kiện liên quan sẽ được tổ chức tại Hải Phòng từ ngày 15/7-18/7
-
Thẳng thắn, trách nhiệm, thể hiện quyết tâm cải cách mạnh mẽ của ngành Tài chính
-
Phó thủ tướng: Thuế suất của Việt Nam thấp so với thế giới; chính sách thuế đang rất ưu đãi, khoan sức dân
-
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Những đột phá chiến lược mở đường cho giáo dục phát triển -
Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn về thị trường vàng, bất động sản, các sàn giao dịch
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo. |
Đó là con số được dự kiến tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, được Quốc hội thảo luận sáng nay (27/10).
Thảo luận tại kỳ họp thứ năm, nhiều ý kiến đề nghị báo cáo làm rõ về nguồn lực, ngân sách bảo đảm chi trả hỗ trợ hằng tháng, hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đánh giá kỹ hơn về tổ chức, ngân sách khi thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cần có số liệu cụ thể chứng minh “không làm tăng biên chế”, “không làm tăng ngân sách” so với thực tiễn hiện nay, không sử dụng số liệu “cứng” là 300.000 người như trong Tờ trình dự án Luật.
Một số ý kiến đề nghị tính toán đầy đủ mức chi ngân sách, mức hỗ trợ để vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa động viên, khuyến khích được người dân tham gia, vừa bảo đảm khả năng chi của ngân sách và phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Đại biểu cũng đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo đánh giá tổng chi ngân sách sẽ là bao nhiêu khi Luật này có hiệu lực thi hành; đề nghị bổ sung quy định rõ khung mức hỗ trợ; quy định chế độ, chính sách phải rõ ràng, minh bạch, tránh so bì; cần làm rõ việc giao ngân sách địa phương chi trả có bảo đảm tính khả thi không, nhất là các địa phương chưa cân đối được ngân sách.
Báo cáo tiếp thu, giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tại phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc đã “đề nghị Chính phủ chỉ đạo tính toán đầy đủ, cụ thể (nhân lực, vật lực, tài lực) và đánh giá kỹ lưỡng tác động về biên chế, kinh phí và khả năng đảm bảo để báo cáo UBTVQH, Quốc hội”.
Ngày 6/10/2023, Chính phủ đã có báo cáo bổ sung, cho biết hiện nay trong toàn quốc có 298.688 người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng . Thực hiện quy định hiện hành, các địa phương trong cả nước đang chi trả cho tổ chức, hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách được tiếp tục sử dụng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
Theo báo cáo của Chính phủ, mức chi hiện nay trong toàn quốc cho các lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng, các chức danh đội trưởng đội, phó đội dân phòng trung bình là khoảng 3.570 tỷ đồng/năm và mức chi này đã được tính toán, bảo đảm sự công bằng giữa các lực lượng ở cơ sở như chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ (đã được điều chỉnh tăng lên theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng từ ngày 01/7/2023). Trung bình 01 tỉnh, thành phố chi trả khoảng 56,7 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 4,7 tỷ đồng/1 tháng.
Tính đến tháng 12/ 2022, toàn quốc có 84.721 thôn, tổ dân phố (giảm hơn so với thời điểm năm 2021 do thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, sáp nhập các thôn, tổ dân phố và số liệu này tiếp tục giảm trong thời gian tới). Trường hợp 84.721 thôn, tổ dân phố đều thành lập Tổ bảo vệ ANTT theo quy định của dự thảo Luật thì với 84.721 Tổ bảo vệ ANTT thì cần có ít nhất là 254.163 người tham gia (mỗi Tổ cần ít nhất 03 người) và dự kiến mức chi tổng kinh phí cần bảo đảm để thực hiện theo quy định của dự thảo Luật là 3.505 tỷ đồng/năm, ông Tới cho biết.
Trung bình 1 tỉnh, thành phố cần bảo đảm khoảng 55,6 tỷ đồng/năm, tương ứng khoảng 4,6 tỷ đồng/1 tháng. Tuy nhiên, do dự thảo Luật quy định mỗi Tổ bảo vệ ANTT có thể phụ trách một hoặc một số thôn, tổ dân phố thuộc cấp xã hoặc tại huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã, nên tổng số Tổ bảo vệ ANTT có thể giảm xuống, kéo theo tổng kinh phí bảo đảm cũng sẽ giảm xuống.
Như vậy, nếu hình thành Tổ bảo vệ ANTT với nguồn nhân lực trước hết là được kiện toàn từ lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng, đội trưởng, đội phó đội dân phòng và với cách dự tính nêu trên thì sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay. Về lâu dài, tổng số lượng thôn, tổ dân phố tiếp tục giảm do sáp nhập nên các địa phương sẽ có điều kiện tập trung bảo đảm chế độ, chính sách tốt hơn nữa cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Việc tính toán đầy đủ mức chi ngân sách, mức hỗ trợ phụ thuộc vào số lượng Tổ Bảo vệ ANTT được thành lập, số lượng người tham gia, mức hỗ trợ cụ thể do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý các quy định có liên quan trong dự thảo Luật cho phù hợp.
Đối với ý kiến còn băn khoăn về số liệu khoảng 300.000 người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, UBTVQH cho rằng đây là số liệu thống kê nguồn lực sẵn có hiện nay của lực lượng bảo vệ dân phố, Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng.
Tuy nhiên, các địa phương căn cứ yêu cầu thực tiễn tại địa phương mình về nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở và số lượng người đang được sử dụng thực tế để quyết định việc bố trí lực lượng theo hướng tăng hoặc giảm số lượng phù hợp với điều kiện, khả năng và yêu cầu của từng địa phương; đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, thời gian tới, nhiều đơn vị hành chính sẽ được sáp nhập nên con số của lực lượng này được dự báo có thể giảm hơn so với hiện nay.
Dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm 5 chương, 34 điều, dự kiến được xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ sáu này.
-
Thẳng thắn, trách nhiệm, thể hiện quyết tâm cải cách mạnh mẽ của ngành Tài chính
-
Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng, chống thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025
-
Phó thủ tướng: Thuế suất của Việt Nam thấp so với thế giới; chính sách thuế đang rất ưu đãi, khoan sức dân
-
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Những đột phá chiến lược mở đường cho giáo dục phát triển
-
Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời chất vấn về thị trường vàng, bất động sản, các sàn giao dịch -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam -
Thu hút FDI có chọn lọc, chuyển dịch trọng tâm sang các dự án công nghệ cao, đổi mới sáng tạo -
Hộ kinh doanh đóng cửa không liên quan đến chính sách thuế -
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV: Chất vấn nhóm vấn đề thuộc 2 lĩnh vực tài chính và giáo dục - đào tạo -
Khai mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025 -
Hợp nhất hai bộ khiến quyết sách nhanh hơn, nắn vốn đầu tư công có trọng tâm, trọng điểm
-
Khám phá đô thị sống chuẩn xanh phía Tây TP.HCM
-
Vietbank tạo sức hút tại Ngày hội Việc làm và Đào tạo VCTF Vietnam 2025
-
Vĩnh Phúc tăng tốc hội nhập quốc tế: Xúc tiến đầu tư chiến lược tại châu Âu
-
Ngày hội việc làm và đào tạo Việt Nam 2025: Kết nối tương lai nghề nghiệp
-
Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
-
Thương hiệu sữa tỷ đô dẫn đầu danh sách “Được chọn mua nhiều nhất” với 13 năm liên tục