-
Chubb Life Việt Nam tiếp tục mở rộng Kênh đối tác kinh doanh Infinity tại Nghệ An -
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh không thể thiếu vai trò của các doanh nghiệp công nghệ -
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao
Cú hích cho xuất khẩu
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi trong bối cảnh thương mại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch đã tạo cú hích cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU tăng trưởng ấn tượng.
Trong 11 tháng năm 2021, dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ tư bùng phát tại vùng xuất khẩu trọng điểm phía Nam, thương mại hai chiều Việt Nam và EU vẫn đạt 51,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó xuất khẩu đạt 35,96 tỷ USD, tăng 12,6% và nhập khẩu đạt 15,34 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất siêu sang EU 20,6 tỷ USD, tăng 9,8% so với mức xuất siêu của cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU được nhận định sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 do các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA.
Năng lực cạnh tranh và thị phần hàng hóa Việt ngày càng được cải thiện rõ rệt tại thị trường EU. Việt Nam hiện là đối tác thương mại thứ 15 của EU và đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR (theo Eurostat) và thuộc Top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.
Ông Bartosz Cieleszynsky, Bí thư thứ nhất, Phó ban Thương mại Phái đoàn EU tại Việt Nam cho rằng, EVFTA đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ liên kết thương mại song phương của hai nền kinh tế.
Cân bằng cán cân thương mại
“Lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi EU tăng mạnh, trong khi doanh nghiệp châu Âu chưa bán được nhiều hàng hóa sang Việt Nam. Chi phí vận chuyển tăng cao trong đại dịch, nhưng container từ EU về Việt Nam thường trống. Chỉ khi thương mại song phương tiến tới cân bằng, thì bài toán về vận tải hàng hóa mới cơ bản được giải quyết”, ông Bartosz Cieleszynsky lưu ý.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, các FTA với các nền kinh tế lớn đã tạo không gian cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng để đi đường dài, bền vững, Việt Nam phải thiết lập thương mại cân bằng, xuất khẩu nhiều sang EU, đồng thời tăng nhập hàng hóa từ thị trường này.
“Doanh nghiệp cần nhận diện cơ hội của mình tại thị trường EU, nhưng cần chú trọng đến đảm bảo cân đối cán cân thương mại. Việc đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu cũng nên đi đôi với xúc tiến nhập khẩu. Chỉ khi nào thương mại tiến tới cân bằng, đôi bên cùng hưởng lợi, thì sẽ không tạo ra những yếu tố bất lợi”, ông nói.
Thị trường EU dù rất có tiềm năng, nhưng đòi hỏi khắt khe về tính tuân thủ các tiêu chuẩn. Từ đầu năm 2022, một loạt sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khi xuất sang EU còn phải chịu kiểm dịch gắt gao. Cụ thể, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật của EU với rau mùi là 50%, húng quế 50%, bạc hà 50%, rau mùi tây 50%, đậu bắp từ 50%, hạt tiêu 50% và thanh long, mỳ tôm là 20%.
Ngoài ra, EU còn tiến hành hậu kiểm, nên dù hàng hóa đang được tiêu thụ, bày bán tại siêu thị, cửa hàng, vẫn bị thu hồi nếu không đạt chất lượng, kể cả hàng hóa còn trong kho. “Doanh nghiệp Việt hãy chủ động hơn và thích ứng với thị trường mới để có thể biến thách thức thành cơ hội”, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh.
Chẳng hạn, các sản phẩm công nghiệp như sắt thép, phân bón, xi măng, nhôm… có nguy cơ đối mặt với thuế carbon cao, nếu đề xuất áp thuế phát thải carbon lên hàng hóa của những nước bên ngoài EU không áp dụng các biện pháp quyết liệt như EU để cắt giảm khí thải nhà kính được áp dụng trong những năm tới.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đánh giá, để ứng phó tốt với quy định mới của EU, các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón… nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.
-
Tập đoàn Lulu của UAE tăng mua hàng Việt -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 4: Chìa khóa bước vào kỷ nguyên mới -
Áp thuế VAT với phân bón: Nhìn vào bức tranh toàn cảnh -
Cần cú hích mạnh cho Vietnam Airlines cất cánh -
Hòa Phát tăng tốc chuẩn bị sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao -
Định hình tư duy cho doanh nghiệp trong thời đại mới -
Công nghiệp xi măng đang... sống mòn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025