-
Bộ Công thương: Không nên giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký -
Gần 400 gian hàng trưng bày sản phẩm tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 -
Hàng nhập khẩu giá rẻ bán online “đè” hàng nội địa -
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Giá cao, độ phủ hạn chế là rào cản lớn nhất trong phát triển tiêu dùng xanh -
Việt Nam đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn Halal để thâm nhập thị trường Hồi giáo
Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU dù có gia tăng nhưng đã không được như kỳ vọng. |
“Cao tốc” đã thông
Tuyến đường cao tốc nối Việt Nam với thị trường EU được nối nhịp từ tháng 8/2020, đến nay đã giúp thương mại hàng hóa tăng trưởng mạnh, đặc biệt ở chiều xuất khẩu của Việt Nam.
Tại sự kiện công bố Báo cáo “Đánh giá 1 năm thực hiện EVFTA: Tác động đến kinh tế Việt Nam và sự thay đổi chính sách” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện, bà Nguyễn Anh Thu, Viện trưởng VEPR nhận định, Việt Nam là quốc gia đang phát triển đầu tiên trong ASEAN có FTA song phương với EU, với đặc điểm thương mại bổ sung và không cạnh tranh trực tiếp, nhiều ngành hàng xuất khẩu đang tận dụng tốt thời cơ tăng xuất khẩu.
Báo cáo 1 năm thực thi EVFTA của VEPR chỉ rõ, EVFTA có hiệu lực trong bối cảnh đặc biệt, khi cả EU và Việt Nam phải đối mặt với đại dịch Covid-19, gián đoạn thương mại toàn cầu khiến thương mại bị tác động tiêu cực. Tổng kim ngạch nhập khẩu của EU năm 2020 đạt 3.234 tỷ USD, giảm 7,4% so với năm 2019, trong đó, EU nhập từ Việt Nam 39 tỷ USD, giảm 0,2%.
Ông Phạm Văn Long, đại diện Nhóm nghiên cứu Báo cáo EVFTA (VEPR) nhận định, mức giảm xuất khẩu sang EU năm qua không phản ánh được mặt tích cực của EVFTA, bởi Hiệp định có hiệu lực từ 1/8/2020. Chỉ tính riêng giai đoạn từ khi có hiệu lực đến hết năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 14,8 tỷ USD, cho thấy sự tích cực của Hiệp định mang lại, trong bối cảnh tác động từ Covid-19 rất nặng nề.
Tính tròn 1 năm (1/8/2020-1/8/2021), xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang EU ghi nhận tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, trị giá 39,75 tỷ USD, mức tăng này nhờ kinh tế EU hồi phục trong quý II/2021 và tác động từ cắt giảm thuế quan của một số ngành hàng được hưởng lợi từ EVFTA.
Dẫn số liệu của Eurostat, ông Long nói, thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang EU đang có xu hướng tăng, cụ thể từ mức 1,04% năm 2016 lên thành 1,23% trong năm 2020. Việt Nam hiện đã vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN và vượt qua Ấn Độ trở thành một trong 10 nước có giá trị xuất khẩu cao sang EU.
Ở chiều nhập khẩu hàng từ EU cũng chứng kiến mức tăng mạnh, từ 1/8/2020 đến 1/8/2021, kim ngạch nhập khẩu từ EU tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 16,51 tỷ USD, chủ yếu là dược phẩm, máy móc, linh kiện điện tử… Có một điểm đáng lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam là, nhập khẩu từ Ireland năm 2020 lên tới 4,06 tỷ USD, chiếm 28% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ EU, chứ không phải từ các thị trường lớn truyền thống như Pháp, Đức, Hà Lan.
Gia tăng sức cạnh tranh và giảm chi phí thương mại
Tuy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang EU tăng trong giai đoạn kể từ khi EVFTA có hiệu lực đến đầu tháng 8/2021, nhưng mổ xẻ từng ngành hàng, không ít mặt hàng chủ lực xuất sang EU lại giảm, Báo cáo chỉ rõ.
Cụ thể, so với năm 2020, mặt hàng điện thoại, linh kiện đạt 7,1 tỷ USD, giảm 27,9%, hàng dệt may giảm 15,2%, đạt 2,9 tỷ USD, giày dép đạt 3,9 tỷ USD, giảm 11,3%... Trái ngược với các mặt hàng này, xuất khẩu sắt thép đã tăng tới 5 lần nhờ vào thuế suất giảm xuống còn 0% ở hầu hết các mã hàng. Ngoài ra, sắt thép còn được hưởng lợi từ giá nguyên liệu tăng khiến cho giá thép thành phẩm tăng gần gấp đôi trong năm qua, khiến giá trị xuất khẩu tăng cao.
Đối với mặt hàng gạo, thực tế năm đầu tiên thực thi đã không tăng như kỳ vọng. Tuy nhiên, Campuchia là đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam tại EU đã giảm mạnh thị phần tại thị trường này từ 16% (năm 2019) xuống còn 11% (năm 2020), thực tế này đang tạo triển vọng cho gạo Việt Nam tăng tốc vào EU, tuy nhiên, tín hiệu thị trường mới là điều kiện cần, để tăng tốc phải căn cứ vào sự chuẩn bị của các doanh nghiệp.
“Đường cao tốc” nối Việt Nam với châu Âu đã thông, nhưng trở ngại trong thực thi EVFTA đối với các doanh nghiệp được Báo cáo chỉ ra vẫn còn không ít. Một trong những trở ngại được nhắc tới là chi phí thương mại vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực.
Việt Nam đang và tiếp tục phải cạnh tranh với các quốc gia trong ASEAN trong xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, nhất là nhóm hàng điện tử, linh kiện, dệt may và hoa quả nhiệt đới.
Được biết, ngoài Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia trong khu vực đã ký FTA với EU, EU đang đàm phán FTA với Thái Lan, Indonesia, Philippines và Malaysia.
Ông Long lưu ý, dù Việt Nam đang là nước dẫn đầu trong thương mại 2 chiều với EU, có thể coi như cửa ngõ của EU vào Đông Nam Á và Trung Quốc, nhưng cơ hội này sẽ giảm đi nếu các ngành sản xuất của Việt Nam không sớm tận dụng được cơ hội của người đi trước trong thương mại hàng hóa với EU và phải duy trì sức cạnh tranh mạnh mẽ trong tương lai.
-
Hà Nội tăng giá vé xe bus từ ngày 1/11/2024 -
Đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam lên “chuyến tàu tốc hành” -
Đưa sản phẩm OCOP đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững -
Giá xăng giảm, dầu tăng -
Giá cao, độ phủ hạn chế là rào cản lớn nhất trong phát triển tiêu dùng xanh -
Việt Nam đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn Halal để thâm nhập thị trường Hồi giáo -
Doanh nghiệp cá ngừ và ngư dân đối mặt nhiều khó khăn mùa cuối năm
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon