-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường. |
Tình trạng thông đồng, móc ngoặc, cấu kết, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp để tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực, theo Uỷ ban Tư pháp Quốc hội.
Thông tin trên được nêu tại báo cáo của Ủy ban Tư pháp Quốc hội thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2023, phục vụ phiên thảo luận sáng 13/9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chậm được khắc phục
Trình bày nội dung này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường khái quát, năm 2023, công tác đấu tranh PCTN tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN, tiêu cực được tăng cường.
Công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế tiếp tục được quan tâm. Kết quả công tác PCTN đã tiếp tục thể hiện quyết tâm mạnh mẽ PCTN, tiêu cực không ngừng, không nghỉ, không chùng xuống của Đảng và Nhà nước, góp phần quan trọng làm trong sạch bộ máy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. “Tình trạng thông đồng, móc ngoặc, cấu kết, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp để tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực”.
Nổi lên ở lĩnh vực này, cơ quan thẩm tra nêu rõ là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đăng kiểm, đất đai, y tế, giáo dục, quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá, trái phiếu, rửa tiền, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Ủy ban Tư pháp dẫn báo cáo của Chính phủ ngày 28/8/2023, tội phạm tham nhũng, kinh tế nổi lên là: tham nhũng trong hoạt động kiểm định, đào tạo, sát hạch lái xe, khai thác tài nguyên, khoáng sản; vi phạm quy định về quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá với thủ đoạn thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu với đơn vị thẩm định nhằm tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản Nhà nước; vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, có sự cấu kết giữa doanh nghiệp và cán bộ ngân hàng...
Hạn chế tiếp theo được cơ quan của Quốc hội nhấn mạnh là tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chậm được khắc phục. “Tham nhũng tiếp tục xảy ra ngay trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ PCTN”- cơ quan thẩm tra cho rằng điều này đòi hỏi phải tiếp tục kiên trì, không dừng, không nghỉ, tăng cường công tác đấu tranh PCTN.
Vẫn bổ nhiệm người nhà trái quy định
Năm 2023, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện, ông Cường nêu nhận xét của cơ quan thẩm tra.
Đáng chú ý, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được tăng cường. Trong kỳ báo cáo, đã có 60.458 người kê khai tài sản thu nhập lần đầu; 545.535 người đã kê khai tài sản thu nhập hằng năm; 44.015 người đã kê khai tài sản thu nhập bổ sung; 161.928 người kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ; 655.299 người đã được công khai bản kê khai tài sản thu nhập.
Cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, kể cả đối tượng là lãnh đạo quản lý cấp cao ở địa phương. Như trường hợp Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau... bị xem xét, xử lý kỷ luật vì kê khai tài sản thu nhập không trung thực; hoặc tại tỉnh Bạc Liêu, qua công tác xác minh tài sản thu nhập ngẫu nhiên đối với 7 trường hợp, cơ quan chức năng đã kiểm điểm rút kinh nghiệm 2 trường hợp, xử lý kỷ luật 2 trường hợp, qua công tác kiểm tra việc kê khai tài sản thu nhập tại 7 đơn vị đã phát hiện, xử lý đối với 5 cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được quan tâm. Các cấp, ngành đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác của 37.474 lượt cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên, Ủy ban Tư pháp nhận xét, việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế và đều là những hạn chế không mới, đã tồn tại kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa có nhiều chuyển biến và Chính phủ vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục.
Việc bố trí, bổ nhiệm người nhà, người thân thích vào các chức danh lãnh đạo quản lý trong cùng một cơ quan, tổ chức, đơn vị trái quy định vẫn xảy ra, ông Cướng nhấn mạnh.
Trong các báo cáo thẩm tra công tác PCTN của Chính phủ hằng năm, Uỷ ban Tư pháp đã nhiều lần đề nghị Chính phủ chỉ đạo chấn chỉnh việc bố trí, bổ nhiệm cán bộ thiếu minh bạch, không đúng quy định; tuy nhiên đến nay, tình trạng này vẫn xảy ra như: Vụ việc bổ nhiệm người thân thích của Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH một thành viên Sông Chu (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do UBND tỉnh Thanh Hóa quản lý) vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp.
Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tuy đã bước đầu phát huy được hiệu quả nhưng kết quả vẫn còn có những hạn chế; qua xác minh tài sản, thu nhập mặc dù phát hiện nhiều vi phạm nhưng chủ yếu là lỗi do tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả phát hiện, xử lý các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực còn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Đã tiến hành xác minh tài sản thu nhập đối với 13.093 người nhưng chỉ phát hiện, xử lý kỷ luật đối với 54 người do kê khai không trung thực; trong khi đó, qua giám sát của Ủy ban Tư pháp và dư luận, cử tri cho thấy tình trạng vi phạm việc kê khai tài sản thu nhập diễn ra còn nhiều.
Đồng thời, báo cáo của Chính phủ mới nêu tổng số người được thực hiện chuyển đổi vị trí công tác, chưa làm rõ số liệu về tỷ lệ % của tổng số người đã chuyển đổi/tổng số người phải thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để có cơ sở đánh giá hiệu quả của biện pháp này.
-
Việt Nam trong ASEAN: Góc nhìn ngoại giao, văn hóa và môi trường -
Xử lý vi phạm đất đai là thách thức lớn của ngành Tài nguyên và Môi trường -
Vẫn còn địa phương chưa hoàn thành ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai -
Thông qua Luật Đất đai là một trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành Tài nguyên và Môi trường
-
Linh hoạt ứng phó với biến đổi khí hậu -
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Chính thức áp dụng thu phí không dừng tại tất cả làn xe ra/vào sân bay Nội Bài -
Thủ tướng Chính phủ đôn đốc thực hiện tổng kiểm kê tài sản công -
Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết mới -
Nghệ An hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy chính quyền trước ngày 10/2/2025 -
Khắc phục bất cập khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo địa giới hành chính
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up