
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
Thận trọng
Nếu Quốc hội thông qua Nghị quyết này thì TP.HCM được thực hiện thí điểm đối với Luật Thuế tài sản; tăng thuế suất đối với các sắc thuế khác (trừ thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu); tăng mức phí, lệ phí; ban hành chính sách thu phí, lệ phí mới. Các khoản thu tăng thêm do điều chỉnh chính sách này, TP.HCM được hưởng 100%...
Cũng theo Dự thảo Nghị quyết, sau khi bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND TP.HCM được quyết định sử dụng nguồn tiền lương còn dư để thực hiện tăng chi đầu tư, mua sắm... Ngoài ra, TP.HCM còn được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho vay lại, với mức dư nợ vay không vượt quá 90% (hiện tại không quá 70%) số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp.
![]() |
TP.HCM muốn được hưởng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong phát triển. Ảnh: Đức Thanh |
Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bà Vũ Thị Lưu Mai đồng tình với việc cho TP.HCM được hưởng một số cơ chế đặc thù. “TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, có rất nhiều tiềm năng để bứt phá hơn nữa, nên cần có cơ chế đặc biệt và sau một thời gian áp dụng sẽ tổng kết và áp dụng các cơ chế này cho những địa phương khác có điều kiện phát triển mạnh mẽ, trong đó ưu tiên cho Hà Nội thực hiện trước”.
Tuy nhiên, đối với cơ chế tăng thuế, phí, lệ phí, bà Mai bày tỏ quan điểm chưa đồng thuận, bởi theo bà, dù tăng, giảm hay miễn thuế, mục tiêu cuối cùng vẫn là thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện để TP.HCM phát triển ở tầm cao mới. Nhưng nếu tăng thuế, trước mắt, có thể tăng thu, có nguồn để tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhưng về lâu dài thì chính sách này lại có tác dụng ngược vì ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn.


“TP.HCM chiếm khoảng 40% tổng số doanh nghiệp của cả nước, trong đó 95-97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, thì đối tượng này sẽ được ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu cho phép TP.HCM tăng thuế chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn. Ngay cả với thuế giá trị gia tăng, mặc dù là thuế gián thu, nhưng nếu tăng thuế ảnh hưởng ngay tới hoạt động đầu tư, môi trường kinh doanh. Vì vậy, thay vì tăng thuế, có thể nghiên cứu mở rộng đối tượng thu. Các sắc thuế khả dĩ có thể tăng được chỉ có thuế tiêu thụ đặc biệt và thí điểm áp thuế tài sản trên địa bàn TP.HCM”, bà Mai đề xuất.
Liên quan đến cơ chế cho phép TP.HCM được phép dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp (các địa phương khác được dư nợ vay tối đa từ 20 - 40%, trừ Hà Nội được 70%), bà Mai cũng đề nghị phải nghiên cứu lại. “Nếu Hà Nội và 3 đặc khu kinh tế sắp thành lập cũng đề nghị được hưởng cơ chế này thì sẽ hạn chế các địa phương khác đi vay để đầu tư phát triển, vì tổng mức dư nợ công vẫn bị khống chế 65% GDP, nên địa phương này được vay nhiều thì các địa phương khác buộc phải vay ít đi”, bà Mai bình luận.
Cần cơ chế khác, chứ không phải là tăng thuế
Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Kinh tế cho rằng, Dự thảo Nghị quyết đề cập quá nhiều cơ chế tài chính, ngân sách như cho phép tăng thuế, phí, lệ phí, được thu các khoản thuế chưa có trong hệ thống chính sách thuế... “Các cơ chế này chưa đủ để tạo đột phá cho đầu tàu kinh tế của cả nước phát triển, mà cần các cơ chế khác mạnh mẽ hơn, đặc biệt là phải phân cấp mạnh hơn nữa để TP.HCM thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển. Nếu Nghị quyết này có sớm hơn và có cơ chế phân cấp trong đầu tư, thu hút vốn mạnh mẽ hơn, chắc chắn tuyến metro số 1 không bị tắc vốn”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, nếu TP.HCM không có cơ chế chính sách đặc biệt, thì việc tăng thuế, phí, lệ phí sẽ tác động ngay tới môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Và như vậy, nhìn tổng thể, tổng nguồn thu ngân sách trên địa bàn chưa chắc đã tăng, thậm chí giảm.
Ông Cường cho rằng, đồng ý cho phép TP.HCM được khai thác thêm nguồn thu, nhưng phải chọn lọc. “Trong mọi trường hợp được phép khai thác nguồn thu cũng không nên tăng thuế trực thu vì đi ngược với xu hướng giảm thu thuế trực thu đã được các nước trên thế giới và Việt Nam thực hiện. Vì vậy, thay vì tăng thuế, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng thu, đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường; chống thất thu, chống nợ đọng thuế và nếu có thể nên nghiên cứu cho phép TP.HCM thí điểm thu thuế tài sản”, ông Cường đề xuất.
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Bình cũng đồng tình cho phép TP.HCM được áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù. “TP.HCM chiếm 30% GDP, 40% tổng số thu ngân sách nhà nước, 50% hoạt động xuất - nhập khẩu mà vẫn áp dụng cơ chế, chính sách như các địa phương khác thì khó phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, làm đầu tàu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, ông Bình nhấn mạnh.
Ông Bình đề nghị, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP.HCM, cũng nên nghiên cứu các chính sách tương tự áp dụng đối với Hà Nội. Tuy nhiên, theo ông Bình, dù áp dụng cơ chế đặc thù nào đi chăng nữa, các vấn đề liên quan đến thuế, phí, lệ phí thì phải nghiên cứu hết sức cẩn trọng, và chỉ Quốc hội mới có quyền cho phép hoặc không cho phép TP.HCM được quyền tăng, giảm, miễn thuế; phí, lệ phí.
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort