-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Trạm thu phí tại điểm vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai đầu tiên trên địa phận Hà Nội |
Bộ Giao thông vận tải vừa giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng kết, đánh giá khả năng sử dụng, làm chủ công nghệ thu phí kín thông qua thẻ điện tử (RFID) trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, báo cáo Bộ GTVT làm cơ sở xem xét triển khai dịch vụ này trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Vụ Đối tác công tư cũng được giao hướng dẫn Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai các thủ tục gồm lập đề xuất đầu tư, dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư ... để thực hiện đầu tư hệ thống thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ không dừng trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hình thức PPP.
Trước đó, VEC đã đề nghị Bộ GTVT tiếp tục lựa chọn công nghệ RFID do liên danh FSV – Viettel cung cấp tại tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Dự án này được thực hiện theo hình thức PPP hoặc hình thức hợp tác kinh doanh BCC, trong đó nhà đầu tư bỏ toàn bộ vốn để trang bị hệ thống đồng bộ, trước mắt lắp đặt 2 làn ETC/ một trạm thu phí (1 làn vào và 1 làn ra). Trong giai đoạn I (từ năm 2017 đến năm 2019), nhà đầu tư sẽ kết hợp với VEC đầu tư tại 13 trạm thu phí với quy mô 28 làn xe hỗn hợp thu phí không dừng (ETC) kết hợp thu phí một dừng sử dụng công nghệ RFID; giai đoạn 2 từ năm 2020 sẽ đầu tư toàn bộ các làn còn lại thuộc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Nội Bài – Lào Cai thay thế hoàn toàn cho hệ thống thu phí thủ công.
Về nguồn chi phí, VEC sử dụng tiền thu phí hàng năm từ các tuyến đường để thanh toán cho nhà đầu tư theo lộ trình được trích tỷ lệ% từ doanh thu thu được qua hệ thống ETC mà đơn vị lắp đặt.
Được biết, công nghệ RFID đã được Viettel triển khai thành công tại tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do VEC khai thác.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài 245km, đi qua địa phận 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Đây là dự án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mekong.
Kể từ thời điểm thông xe toàn tuyến (21/9/2014) đến cuối tháng 3/2017, đã có 18,5 triệu lượt phương tiện lưu thông thông suốt qua tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, riêng năm 2016 tuyến đường đón xấp xỉ 7,2 triệu lượt phương tiện, tăng 35% về lưu lượng so với năm 2015; 3 tháng đầu năm 2017 cao tốc Nội Bài – Lào Cai phục vụ 2,3 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn hiệu quả.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"