-
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
Từ công nghệ sinh học, cho tới các nhà sản xuất xe điện, cổ phiếu của các nhà sản xuất lớn tại Trung Quốc bị bán mạnh trong thời gian gây đây, khi Mỹ ngày càng đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo hộ chuỗi cung ứng trong nước, hạn chế sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp tới từ Trung Quốc.
Chỉ số MSCI Trung Quốc đã giảm hơn 7% trong tháng 9, so với với mức giảm 2,5% của chỉ số chung toàn cầu. Trong khi đó, chỉ số chứng khoán Trung Quốc cũng nằm trong nhóm những thị trường “xuống dốc” thảm nhất kể từ đầu năm tới nay.
Chứng khoán Trung Quốc đang ngày càng bị bỏ lại sau so với thị trường toàn cầu
Giới đầu tư cũng lo lắng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gia tăng, khiến nền kinh tế chịu thêm nhiều tổn thương, trong bối cảnh các chính sách zero Covid mang tới hệ quả nặng nề. Quan điểm của chính quyền Bắc Kinh đối với Nga trong xung đột Nga - Ukraine và vấn đề Đài Loan nhiều khả năng khiến tình hình tệ hơn. Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15/9 bên lề Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã được các thành viên thị trường theo dõi sát sao.
“Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ đối diện nhiều thử thách trong năm 2022 và thời gian tới, rủi ro xung đột kinh tế, địa chính trị duy trì ở mức cao”, Zhikai Chen, người đứng đầu bộ phận Chứng khoán châu Á và các thị trường mới nổi tại BNP Paribas Asset Management cho biết.
Trong tuần trước, doanh nghiệp đầu ngành công nghệ sinh học Wuxi Biologics Cayman Inc chứng kiến giá cổ phiếu của mình giảm gần 20% sau khi có thông tin chính phủ Mỹ yêu cầu đẩy mạnh sản xuất sản phẩm sinh học tại thị trường nội địa. Tương tự, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xe điện cũng lao dốc sau khi Mỹ lên tiếng cánh báo có thể “hất cẳng” các nhà sản xuất Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng.
Giới đầu tư tại thị trường Trung Quốc cần chuẩn bị tâm lý cho các cơn gió ngược chiều tiếp theo. Chính phủ của Tổng thống Joe Biden đang tiếp tục làm việc để yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản đầu tư từ nước ngoài tại nhiều lĩnh vực, bao gồm chất bán dẫn, trí thông minh nhân tạo, công nghệ năng lượng sạch và công nghệ sinh học.
-
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up