Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi tại Hà Tĩnh
Việt Hương - 20/05/2019 22:16
 
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã xác nhận về ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên đã xuất hiện tại địa bàn huyện Cẩm Xuyên của tỉnh này. Cơ quan chức năng toàn tỉnh đang dốc sức để tiến hành dập dịch và phòng chống tình diễn biến lây lan ra diện rộng…

Sau một thời gian dài dịch tả lợn Châu Phi xẩy ra tại nhiều huyeenjt hị của tỉnh Nghệ An thì mới đây, dich tả lợn Châu Phi đã xẩy ra ở Hà Tĩnh khi cơ quan chức năng tỉnh này  phát hiện trên đàn lợn 55 con của hộ ông Đặng Văn Đoàn ở tổ dân phố 6, thị trấn Cẩm Xuyên. Một trong những con lợn vủa hộ dân này có triệu chứng sốt, không ăn, lười vận động, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ... nên gia đình đã trình báo với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.  Đặc biệt, ổ dịch này được phát hiện chỉ cách 2 trang trại chăn nuôi lợn có có quy mô 2.000 con gần 200m.

Ngay sau đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lấy mẫu gửi cơ quan chức năng để kiểm tra, xét nghiệm. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm heo của hộ ông Đoàn dương tính với dịch tả lợn châu Phi, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên, thị trấn Cẩm Xuyên đã khẩn cấp triển khai tổ chức xử lý, tiêu hủy số heo, tiêu độc khử trùng chuồng trại và các biện pháp để phòng chống, ngăn chặn nguy cơ dịch có thể lây lan.

Theo báo cáo, dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp trên cả nước. Đến nay, dịch đang xảy ra tại 2.337 xã, 208 huyện của 30 tỉnh, thành phố, với tổng số lợn bệnh và tiêu hủy gần 1,3 triệu con, gây thất thoát lớn cho hoạt động chăn nuôi tại các địa phương.

Với Hà Tĩnh, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xâm nhiễm, có nguy cơ bùng phát diện rộng trên địa bàn đang ở mức rất cao do công tác phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn, trong khi một bộ phận người dân vẫn còn chủ quan với ảnh hưởng, tác động tiêu cực của  dịch tả lợn Châu Phi.

UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo khẩn, đối với các huyện đã xuất hiện bệnh, tiêu hủy triệt để gia súc trong ổ dịch; công bố dịch theo quy định; triển khai thực hiện “5 không” trong phòng chống dịch ở động vật; tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực có dịch; xây dựng các phương án hỗ trợ tiêu hủy kịp thời...; Với các địa phương chưa có dịch, cần thông tin tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân biết về tình hình dịch tả lợn Châu Phi; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, nhất là khâu buôn bán, giết mổ gia súc; nắm chắc tình hình để ứng phó kịp thời khi có lợn ốm, lợn chết...

Tỉnh này cũng chỉ đạo tất cả các địa phương, đặc biệt là huyện Cẩm Xuyển khẩn trương rà soát tình hình chăn nuôi và phòng, chống dịch trên địa bàn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng có bệnh dịch người dân tự ý điều trị mà chính quyền và cơ quan chuyên môn không nắm được.

Tại huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn tiếp tục duy trì hoạt động của chốt kiểm dịch trên các trục đường giáp với tỉnh Nghệ An để ngăn chặn việc vận chuyển động vật không đảm bảo vào địa bàn; các địa phương khác xem xét việc lập chốt tại các xã gần vùng đã xuất hiện dịch, có mật độ chăn nuôi lớn, nguy cơ cao….

Cùng với đó, kịp thời trích kinh phí từ ngân sách địa phương sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch xảy ra; đồng thời, có phương án chủ động quỹ đất sử dụng tiêu hủy, nhất là trường hợp số lượng lợn phải tiêu hủy lớn.

Ngăn chặn, tiến tới kiểm soát, loại bỏ bệnh dịch tả lợn châu Phi
Bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến rất phức tạp ở nhiều địa phương và chưa có dấu hiệu dừng lại, khả năng bệnh tiếp tục lây lan...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư