-
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài
Trước thực trạng thuốc ép chín hoa quả xanh non có nguồn gốc từ Trung Quốc đang được sử dụng tràn lan như một phương pháp hữu hiệu rút ngắn chu kỳ sinh trưởng tự nhiên của hoa quả để thu lợi, người tiêu dùng đã tỏ ra hết sức lo lắng.
Nếu trước đây, người ta chủ yếu dùng các loại thuốc này để ép chín các loại chuối và đu đủ thì nay, nhiều người còn áp dụng cả với mít non, nhãn lồng, hồng xiêm, bưởi. Ở miền Nam, các nhà vườn đang thúc chín ép xoài, sầu riêng.
Người tiêu dùng lo lắng trước hoa quả bị thúc chín ép bằng thuốc.
Riêng về tình trạng sử dụng hóa chất bảo quản trái cây, ép chín hoa quả siêu tốc, mới đây tại cuộc họp giao ban về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ NN-PTNT ở Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng bức xúc: Tôi đã nghe nhiều chuyện người ta sử dụng nhiều hóa chất bảo quản, làm chín trái cây. Bây giờ khi thu mua, họ mua cả vườn, chứ không chờ từng quả chín để hái. Lúc mang về có quả chín, quả xanh, nên phải dùng hóa chất thúc chín đồng loạt, trông cho đẹp mã. Vậy chúng ta phải có giải pháp tổ chức kiểm soát việc này.
Về nguyên nhân bùng phát tình trạng trên, theo như ông Phạm Đồng Quảng - Cục trưởng Cục Trồng trọt thì thu hái lúc trái cây đầu vụ lúc còn non sẽ bán được giá cao. Đương nhiên, trái non sẽ phải được dùng thuốc ép chín mới bán được hàng. Hậu quả là người tiêu dùng nhiều khi bị “đánh lừa” bởi nhìn bên ngoài, mã trái cây trông ngoài rất đẹp nhưng ăn thường nhạt, không mùi vị, chất lượng rất kém.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng giãi bày, hiện nay việc thu hái trái cây ở những vùng chuyên canh hàng hóa, sản xuất quy mô lớn không dễ dàng, vì trái không chín đồng loạt. Và nếu thu hoạch trái chín sẽ khó bảo quản, không thể vận chuyển xa được (đặc biệt là xuất khẩu). Vì vậy mới phải thu hoạch trái non, xong tìm cách dấm chín.
Một loại thuốc ép chín hoa quả nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Tuy nhiên, cách dấm chín trái cây truyền thống của người dân trước đây là dùng đất đèn hoặc hương. Còn hiện nay nhiều người chọn thuốc ép chín còn gọi là thúc chín tố. Các loại thuốc thúc chín là thuộc nhóm thuốc “điều hòa sinh trưởng”. “Chúng tôi đã thử phân tích thúc chín tố thì đây là Ethephon 28%, khi hòa dung dịch thì sinh ra Etylen, giống như một hóc-môn thực vật làm trái cây chín và có mùi thơm”- ông Hồng nói.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật ông, ở các nước cũng dùng thuốc thúc chín tố nhưng các hóa chất là an toàn và được phép sử dụng. Trong khi đó, ở Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật vẫn chưa cho phép sử dụng một loại hóa chất bảo vệ thực vật nào để điều hòa sinh trưởng cả. Mặc dù nhu cầu của người nông dân rất nhiều, song do không có doanh nghiệp nào đăng ký nhập về theo đường chính ngạch để cơ quan chức năng khảo sát, đánh giá xem có an toàn không. Vì vậy, hiện nay vẫn chủ yếu là hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Trước sự lo lắng về độ an toàn của các loại trái cây bị ép chín bằng thuốc, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Xuân Hồng cho biết các cơ quan chức năng hiện nay vẫn đang tích cực ngăn chặn, kiểm soát các thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và chỉ cho phép sử dụng các loại thuốc nằm trong danh mục, đã khảo sát.
Các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thức vật trong hoa quả.
Theo một chuyên gia của Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương, hoạt chất Ethrel trong “thúc chín tố” cũng có trong cả đất đèn song nếu dùng ở dạng lỏng để bôi hoặc ngâm tẩm hoa quả thì rất độc hại. Tên phiên âm của loại hóa chất này là “thúc chín tố”- một hợp chất hữu cơ do nhiều xí nghiệp khác nhau ở Trung Quốc sản xuất. Loại mà người dân ở nước ta đang sử dụng là nhập lậu, được đóng trong lọ 5ml và không được phép sử dụng. Đây là một chất có tính acid và dễ bị ôxy hóa khi để ngoài không khí.
Theo kết quả thử nghiệm thì hoa quả sau khi dùng “thúc chín tố” sẽ làm cho hoa quả mau chín, màu sắc rất đẹp còn hơn chín cây tự nhiên nhưng ăn thì chất lượng và hương vị thua xa, lại mau bị thối, nẫu. Các nhà khoa học khuyến cáo là không nên dùng.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu cần phải kiểm tra, làm rõ loại thuốc nào nguy hiểm, loại nào an toàn cho người tiêu dùng và phải kiểm soát mức dư lượng đến hoặc dưới ngưỡng cho phép, nếu vượt là phải xử lý, loại bỏ ngay.
Anh Thế - Dân trí
-
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài -
Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức lên đô thị loại II -
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng -
Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Lấy kết nối làm trọng tâm, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực vươn lên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk