Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Cảnh giác với “giặc lửa” cuối năm
Hữu Tuấn - 12/12/2014 13:27
 
Gần đây, các vụ cháy xảy ra liên tiếp đã thêm những hồi chuông cảnh báo doanh nghiệp và người dân phải hết sức cảnh giác với hỏa hoạn…
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hỏa hoạn thiêu trụi một kho hàng tại KCN Minh Khai
Nổ lớn giữa TP.HCM làm sập 7 ngôi nhà, ít nhất 1 người chết
An Giang: Cháy lớn giữa trung tâm thành phố Long Xuyên
Ba sự thật bất ngờ về ứng phó đám cháy ở công sở

Điệp khúc cháy!

Gần đây nhất, đêm ngày 7/12, vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại kho của Công ty TNHH Công nghệ Long Phương (lô A2, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội). Ngọn lửa bùng lên nhanh chóng lan khắp khu vật liệu có diện tích hơn 100 m2 và có dấu hiệu lan vào xưởng thực nghiệm bên trong. 7 xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sỹ của các đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng và lực lượng quân đội trên địa bàn cũng được huy động tới hỗ trợ phá tường mở đường cho vòi rồng tiếp cận hiện trường. Khi đó, mới khống chế được ngọn lửa.

   
  Trong năm 2014, có tới 57% số vụ cháy xảy ra trên địa bàn Hà Nội là thuộc khu vực nội thành  

Trước đó, rạng sáng 5/12, tại tầng 2, 3, 4, Trung tâm Thương mại V+ (số 505, Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) cũng xảy ra hoả hoạn tại khu vực hộp kỹ thuật của Trung tâm. Vụ hỏa hoạn đã nhanh chóng được khống chế sau hơn 1 giờ đồng hồ.

Đêm ngày 3/12, khói đen bốc cháy từ một ki-ốt kèm theo tiếng nổ lớn tại chợ Cầu Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội). Chỉ sau 10 phút, ngọn lửa bắt đầu bùng phát và nhanh chóng lan rộng sang các ki-ốt bên cạnh. Lực lượng PCCC đã có mặt tại hiện trường, với gần 50 chiến sĩ và 4 xe nghiệp vụ chữa cháy đã khống chế đám cháy sau gần 1 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện. Ước tính, vụ cháy gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Ngoài ra, hàng loạt vụ cháy nổ cũng đã xảy ra gần đây như vụ cháy kho xưởng ở 62/23, đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội); vụ cháy nhà xưởng nằm ở phía trong khu vực ki-ốt nằm trên trục đường Dương Đình Nghệ, đối diện tòa nhà Keangnam (quận Cầu Giấy, Hà Nội); vụ cháy dữ dội tại Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh) ước tính lên đến 130 tỷ đồng, thiệt hại chủ yếu là 2 công ty TNHH Việt Hà và Công ty TNHH Nippon Express Việt Nam…

Hàng loạt vụ cháy trên đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn cháy nổ dịp cận kề cuối năm.

Theo lực lượng PCCC, nguyên nhân xảy ra cháy đối với các khu dân cư, chủ yếu do  các sự cố điện, sử dụng gas không an toàn gây ra cháy nổ …

Đặc biệt, cuối năm chính là dịp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà xưởng phải tăng cường các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, lại đúng thời điểm thời tiết hanh khô nên có nhiều nguy cơ dễ xảy ra cháy nổ.

Phòng cháy hơn… chữa cháy

Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn nhận định, mùa khô và dịp Tết Nguyên đán là thời kỳ cao điểm về PCCC vì độ ẩm trong không khí rất thấp, vật liệu khô nỏ, rất dễ bắt cháy… Đây cũng là dịp các cơ sở sản xuất, chợ, trung tâm thương mại tập trung nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu... gấp rút hoàn thành kế hoạch năm và phục vụ Tết Nguyên đán. “Nhu cầu sử dụng lửa, điện và nhiên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng cao. Việc tăng ca, tăng thiết bị sản xuất trong khi hệ thống điện không thay đổi dẫn đến quá tải, chập mạch gây cháy. Tại các chợ, lượng người tham gia giao thương rất lớn, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Việc sử dụng lửa, điện, khí đốt hóa lỏng, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã phục vụ sinh hoạt trong dịp Tết tại các gia đình cũng tăng cao so với thời gian trước. Đây chính là những yếu tố tiềm ẩn cháy nổ, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản”, ông Mạnh cho biết.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội cho biết, 57% vụ cháy xảy ra ở khu vực nội thành; 43% xảy ra ở ngoại thành. Trong đó, cháy ở nhà dân chiếm 44% số vụ; cháy tại xưởng sản xuất chiếm khoảng 20%, còn lại tại các địa bàn khác... Có nhiều nguyên nhân gây ra cháy nổ trên địa bàn Hà Nội, trong đó  43% số vụ là có liên quan đến điện; 16% do sơ suất, bất cẩn và còn lại là do các nguyên nhân khác như vận hành máy móc sai quy trình...

Mới đây, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo Sở Cảnh sát PCCC tập trung lực lượng kiểm tra tất cả các chợ (đặc biệt các chợ lớn hạng 1, 2 hoạt động kinh doanh cả ngày) về công tác PCCC.

Theo đó, những trường hợp không đảm bảo công tác PCCC, Sở Cảnh sát PCCC thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật. Đối với những trường hợp đặc biệt, Hà Nội yêu cầu Sở Cảnh sát PCCC phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã đình chỉ hoạt động chợ để chấn chỉnh công tác quản lý, đầu tư cải tạo sửa chữa nhằm đảm bảo công tác PCCC tại chợ.

Theo ông Tô Xuân Thiều, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội, để phòng chống cháy nổ, nhất là dịp cuối năm, trước tình trạng bất cập, thiếu thốn của lực lượng PCCC, người dân, doanh nghiệp phải luôn có ý thức “phòng cháy là trên hết”. “Sự chung tay, ý thức cao của các cấp, ngành, nhân dân và doanh nghiệp đối với công tác PCCC sẽ là yếu tố quyết định, hạn chế các vụ hỏa hoạn có thể xảy ra”, ông Thiều khẳng định.

Phòng cháy nổ ở chung cư: “Osin” đi tập huấn PCCC

Phòng cháy nổ ở chung cư: “Osin” đi tập huấn PCCC

Hà Nội hiện có cả nghìn chung cư cao tầng với hàng trăm nghìn dân sinh sống, song không phải ai cũng hiểu và biết những kiến thức cơ bản về thoát nạn và đảm bảo an toàn PCCC. 

Đã cháy là trụi

Đã cháy là trụi

Đã cháy là trụi. Hình ảnh về vụ hỏa hoạn vừa xảy ra tại Trung tâm Thương mại ở Hải Dương thiêu rụi hơn 500 tỷ đồng hàng hóa, tài sản của các hộ kinh doanh tiểu thương đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng cháy, chữa cháy cùng vấn đề bảo hiểm quầy hàng.  Trung tâm Thương mại Hải Dương biến thành hỏa lò

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư