
-
Phú Mỹ cung ứng nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền"
-
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp
-
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định -
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới
Trước đó, năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử, tổng doanh thu của Vietnam Post cán mốc 1 tỷ USD.
Năm 2019, với doanh thu tăng trên 22%, tổng lợi nhuận tăng trên 20% so với năm 2018, Vietnam Post tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trên cả 3 nhóm dịch vụ: bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính và phân phối truyền thông.
Ông Chu Quang Hào, Tổng giám đốc Vietnam Post cho biết, chưa khi nào thị trường bưu chính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Các doanh nghiệp chuyển phát tư nhân giảm giá bằng mọi cách, chỉ lựa chọn phục vụ giao hàng tại các thành phố lớn, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào phát triển lĩnh vực chuyển phát, logistic. Trong bối cảnh thị trường như vậy, Bưu điện Việt Nam vừa hoàn thành tốt các dịch vụ bưu chính công ích, đặc biệt tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng xâu, vùng xa vừa giữ vững tốc độ phát triển cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây là sự nỗ lực rất lớn của toàn mạng lưới.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2020 của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam. |
Bên cạnh việc tiếp tục phát triển lợi thế về độ phủ đến tận cấp xã, Bưu điện Việt Nam đã tập trung gia tăng năng lực vận chuyển trên cơ sở sử dụng các phương tiện vận chuyển có công suất lớn. Ngoài hàng nghìn phương tiện vận tải chuyên dụng, đường bay chuyển tải, doanh nghiệp này hiện đang sở hữu và vận hành 20 container chuyên dụng mang thương hiệu Bưu điện Việt Nam trên đoàn tàu hành trình 40 giờ tuyến đường sắt Bắc - Nam nhằm tăng tốc độ, chất lượng vận tải, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Đặc biệt trong chiến lược chuyển đổi kinh tế số, Bưu điện Việt Nam xác định tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực như: chuyển đổi chi trả lương hưu và các chế độ BHXH từ phương thức thủ công sang chi trả qua thẻ, lắp đặt băng tải đọc mã vạch tự động; triển khai hệ thống sàn giao dịch vận tải qua smartlog; tự động hóa trong nhiều công đoạn sản xuất…
Năm 2019, doanh nghiệp này “ghi điểm” bằng việc triển khai thành công các đề án lớn của Chính phủ. Điển hình là dự án “Nền tảng dữ liệu Bản đồ số Việt Nam” (Vmap). Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Vietnam Post đã tổ chức thu thập 23,4 triệu địa chỉ trên toàn quốc, đồng thời thực hiện ghép nối các dữ liệu để đưa lên bản đồ, đưa bản đồ vào phục vụ cuộc sống. Ngoài ra, Vietnam Post còn xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về địa chỉ nhân đạo trên toàn quốc, triển khai đề án xây dựng hệ thống mã địa chỉ bưu chính tới từng địa chỉ hộ gia đình, dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Một trong những điểm nổi bật được Chính phủ và các Bộ ngành đánh giá cao, trong năm 2019, Tổng công ty hoàn thành vượt mức chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trước thời hạn. Tính đến hết tháng 11/2019, Bưu điện Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu phát triển mới 250.000 người tham gia BHXH tự nguyện. Dự kiến kết thúc năm 2019, con số này tăng lên 260.000 người, đạt 118% kế hoạch được giao, chiếm tỷ lệ trên 90% số người tham gia BHXH tự nguyện của cả hệ thống BHXH Việt Nam.
Trong lĩnh vực hành chính công, hơn 14 triệu lượt hồ sơ của người dân và doanh nghiệp đã được giải quyết và thực hiện theo phương thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Gần 30 tỉnh, thành phố đã chuyển bộ phận một cửa các cấp sang Bưu điện. Trong đó có 14 Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, 17 bộ phận một cửa cấp huyện và 45 bộ phận một cửa cấp xã.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, Chính phủ đánh giá cao vai trò và sự vào cuộc của Bưu điện Việt Nam trong việc triển khai các Đề án của Chính phủ. Đặc biệt là việc triển khai Chính phủ điện tử, hiện nay Bưu điện Việt Nam là một trong những đơn vị tham gia đầu tiên và thực chất nhất, có kết quả cao nhất.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng chỉ ra rất nhiều thách thức của thị trường Bưu chính nói chung và Bưu điện Việt Nam nói riêng. Hiện nay số doanh nghiệp xin cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực bưu chính ngày càng gia tăng, thị trường bưu chính sẽ có sự cạnh tranh cực kì khốc liệt. Bên cạnh đó định hướng của Bưu điện Việt Nam sẽ mở rộng quy mô hoạt động trên nhiều lĩnh vực, nguồn nhân lực cũng gia tăng mạnh mẽ, do đó việc quản lý sẽ trở thành một bài toán khó đối với Tổng công ty. Ngoài ra, Bưu điện đã có một giai đoạn từ 2011 - 2019 khá thành công, nhưng nếu vẫn đi theo hướng cũ thì chắc chắn sẽ gặp thất bại.
Để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra giai đoạn 2020- 2030, trong khi thị trường thay đổi liên tục, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh Bưu điện Việt Nam bắt buộc phải đổi mới trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm thành công của giai đoạn trước.
“Bưu điện Việt Nam phải chuyển đổi số thành công. Đây là yêu cầu bắt buộc. Đối với dịch vụ, sản phẩm truyền thống, Tổng công ty phải ứng dụng tối đa công nghệ thông tin. Song song với đó cần phát triển thêm một số dịch vụ mới,, đặc biệt đi sâu vào thương mại điện tử và logistic. Bên cạnh đó, Bưu điện Việt Nam phải tiếp tục tham gia sâu vào chính phủ điện tử, chủ động triển khai các dịch vụ công của Nhà nước. Đây vừa là thách thức vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội cho Tổng công ty. Toàn mạng lưới đã triển khai việc này từ 5 năm nay. Chính phủ và Bộ TT&TT luôn tin tưởng vào các dịch vụ công của Bưu điện Việt Nam đang cung cấp trên toàn quốc.”, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn khẳng định.
Ngoài ra, Thứ trưởng cũng mong muốn, toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên và người lao động phải có một cuộc cách mạng từ suy nghĩ, nhận thức và hành động, để chuyển sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn cất cánh để thành công của Bưu điện Việt Nam.
Năm 2020, doanh nghiệp này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến trên 633 tỷ đồng. Đặc biệt, Bưu điện Việt Nam đặt kì vọng sẽ tiên phong trong xây dựng chiến lược Chuyển đổi số, tham gia sâu rộng trong lĩnh vực hành chính công, tiếp tục công tác cải cách hành chính để tối ưu hóa hoạt động, đẩy nhanh tốc độ trao đổi thông tin, tham gia triển khai Chính phủ điện tử, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tiếp tục thúc đẩy kinh doanh, tập trung nâng cao hiệu quả dịch vụ, củng cố nguồn lực đảm bảo sự phát triển bền vững của Tổng công ty trong các giai đoạn tiếp theo.

-
Phú Mỹ cung ứng nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu
-
Thế giới Di động ra mắt MWG Shop; Tòa phán Coteccons trả tiền Ricons; F88 vay tiếp quỹ ngoại
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền"
-
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp -
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định -
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng -
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2025 -
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số