Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cao tốc nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng được mở rộng lên 4 làn xe
Hoài Thanh - 28/12/2023 17:09
 
Đoạn cao tốc La Sơn - Hòa Liên nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có chiều dài gần 6 5km được đầu tư mở rộng lên 4 làn xe với kinh phí đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên.

Được biết, đoạn La Sơn – Hòa Liên thuộc tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan có tổng chiều dài 77,5km, vốn đầu tư gần 11.500 tỷ đồng đã được đưa vào khai thác từ năm 2022.

cầu Tây Hy - Cầu lớn nhất thuộc tuyến cao tốc La Sơn - Tuý Loan, ảnh nguồn Internet
Cầu Tây Hy - Cầu lớn nhất thuộc tuyến cao tốc La Sơn - Tuý Loan, ảnh nguồn Internet

Trong đó, đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài gần 65km, bắt đầu tại ngã ba La Sơn (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vào đến nút giao Hòa Liên (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Đoạn này đã được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 với quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12m và tốc độ thiết kế là 60 - 80 km/giờ.

Hiện nay, lưu lượng xe cộ qua lại cao tốc La Sơn – Hòa Liên đã quá tải so với tiêu chuẩn ban đầu. Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc đầu tư mở rộng tuyến cao tốc La Sơn – Hòa Liên là cần thiết; vì theo một kết quả khảo sát và dự báo thì nhu cầu vận tải trên đoạn tuyến, lưu lượng xe quy đổi hiện nay vào khoảng 6.910 - 7.265 xe con quy đổi/ngày đêm. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 21.028 xe con quy đổi/ngày đêm, đến năm 2040 có khoảng 30.073 xe con quy đổi/ngày đêm và đến năm 2050 sẽ có khoảng 44.037 xe con quy đổi/ngày đêm.

Với dự báo lưu lượng xe như vậy, theo Bộ Giao thông vận tải, nếu đầu tư mở rộng tuyến lên 4 làn thì bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông đến năm 2025 (thời điểm mãn tải). Về quy mô, tuyến sẽ mở rộng lên 4 làn xe hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường 22m, chiều rộng mặt đường 20,5 m. Sau thời điểm 2050 thì cần đầu tư mở rộng hơn nữa, lên 6 làn xe.

Ước tính tổng vốn đầu tư của dự án khoảng hơn 3.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 2.518 tỷ đồng; Chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư, chi phí khác khoảng 252 tỷ đồng; Chi phí GPMB khoảng 2 tỷ đồng; Dự phòng khoảng 239 tỷ đồng.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nếu dự án được chấp thuận đầu tư sẽ tiến hành khởi công trong năm 2024 và hoàn thành đưa vào khai thác trong năm 2025.

Chật vật triển khai cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Dự án PPP cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, phân đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc Bắc - Nam vừa có lần điều chỉnh chủ trương đầu tư thứ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư