
-
Ông Đỗ Tiến Hùng được bổ nhiệm làm Giám đốc Điện lực Hà Tĩnh
-
Vicem Hải Vân gia công sản phẩm cho Vicem Hoàng Thạch
-
Doanh nghiệp khởi nghiệp tìm điểm tựa từ Nghị quyết 68
-
Doanh nghiệp nhỏ còn chần chừ với AI vì chi phí cao
-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than
![]() |
Việt Nam vừa chính thức vận hành hệ thống điện tử cấp Chứng thư xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). |
Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố cấp Chứng thư xuất khẩu qua Internet cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trước đó, ngày 19 tháng 4 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT quy định về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo Hiệp định CPTPP. Thông tư có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2019.
Theo đó, việc ban hành Thông tư nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam trong CPTPP và 2 Thư song phương giữa Bộ trưởng Bộ Kinh tế Mexico và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP. Thông tư bao gồm 5 Chương với 12 Điều, quy định ưu đãi thuế theo hạn ngạch thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu theo CPTPP, nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan và giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Để thực việc cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may theo CPTPP, việc cấp Chứng thư xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP được thực hiện qua Internet.
Theo đó, thương nhân nộp hồ sơ cấp Chứng thư xuất khẩu hoàn toàn qua Internet, không phải nộp hồ sơ bản giấy và được trả Chứng thư xuất khẩu trực tiếp hoặc qua bưu điện tùy thuộc vào đăng ký của thương nhân.
Việc cấp Chứng thư xuất khẩu tự động cho thương nhân theo phương thức trừ lùi lượng hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử và theo nguyên tắc thương nhân nộp hồ sơ trước được cấp trước, thương nhân nộp hồ sơ sau được cấp sau, cho đến khi hạn ngạch thuế quan được cấp hết.
Cấp Chứng thư xuất khẩu khi thương nhân đã xuất khẩu lô hàng. Theo cơ chế này thương nhân phải thường xuyên theo dõi cấp hạn ngạch thuế quan trên hệ thống điện tử để nộp hồ sơ đăng ký cấp Chứng thư xuất khẩu.
Ngoài ra, Thông tư quy định thương nhân xuất khẩu hàng dệt may sang Mexico theo CPTPP (bao gồm cả thương nhân xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan và cả thương nhân xuất khẩu không theo hạn ngạch thuế quan) phải đăng ký thông tin với Bộ Công Thương để thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mexico theo CPTPP.
Việc ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BCT và triển khai các thủ tục cấp Chứng thư xuất khẩu, đăng ký thông tin doanh nghiệp thông qua Internet một lần nữa khẳng định sự hỗ trợ mạnh mẽ của Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giúp các nhân dân khai thác tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, đồng thời cải cách hành chính để các thủ tục thực hiện theo yêu cầu cam kết quốc tế không gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam từ 14/01/2019. Đây là một Hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao, có mức độ cam kết rất rộng và sâu. Toàn bộ Hiệp định là một bộ quy tắc mới điều chỉnh mạnh mẽ các lĩnh vực đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo ra tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và phúc lợi xã hội...
Hiệp định đem lại nhiều cơ hội xuất khẩu (đặc biệt là dệt may) cho các nước thành viên. Theo Thứ trưởng, dệt may có vị trí đặc biệt trong CPTPP. Hiệp định dành riêng một chương cho mặt hàng dệt may và đây là một nội dung đàm phán khó khăn nhất.
Thứ trưởng cho biết thêm, Việt Nam chưa có ngành dệt phát triển và dựa khá nhiều vào xuất khẩu, nhưng Việt Nam đồng ý quy tắc xuất xứ nhằm mục tiêu lâu dài hơn và Hiệp định là chất xúc tác rất tốt để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu.
Hiệp định có hiệu lực có thể giúp doanh nghiệp tận dụng ngay những lợi ích. Tuy vậy, để việc cấp ra đúng đối tượng và đúng sản phẩm, không bị lợi dụng Bộ Công Thương đã phối hợp với Mexico để xây dựng cơ chế chung việc kiểm soát này lên Internet.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, việc đưa online cơ chế theo dõi sẽ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định cho ngành dệt may và gắn chặt hơn nữa chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam – Mexico
Quý 1/2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các nước thuộc thị trường CPTPP tăng tới 22,5% (trong đó có tới 90% là sang Canada và Mexico).
Cụ thể, trong tổng số khoảng 500 giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế cho sản phẩm xuất khẩu vào CPTPP mà Bộ Công thương cấp cho doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2019 thì có tới 90% là hàng hóa xuất sang 2 thị trường Canada và Mexico. Điều đó cho thấy, thị trường CPTPP đang mở ra cơ hội, tiềm năng rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

-
Một start-up AI tạo sinh Việt Nam gọi vốn thành công 10 triệu USD -
Nửa đầu năm, TKV tiêu thụ 21,4 triệu tấn than -
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội - Milan (Italia), mở rộng kết nối với châu Âu -
Hải quan khu vực XVI mới chính thức hoạt động, đảm bảo thông suốt xuất nhập khẩu -
Nghị định mới về đăng ký doanh nghiệp -
Chiết khấu xăng dầu thấp, doanh nghiệp phải chấp nhận quy luật thị trường -
Doanh nghiệp Argentina muốn "chạm sâu" vào thị trường Việt Nam
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu