-
Sửa đổi Nghị định 155: Doanh nghiệp có thể sắp “hết cửa” tuỳ ý khoá room ngoại -
Các quỹ ETF tăng rút ròng trên thị trường chứng khoán -
VN-Index tăng phiên thứ ba, tiến gần 1.274 điểm -
DSC dự báo nguy cơ đánh mất thị phần của chứng khoán VNDirect -
Vi phạm hàng loạt quy định, Tài chính Hoàng Huy nhận án phạt -
Chứng khoán Asean muốn tăng vốn, dự kiến chi mạnh cho margin
VN-Index giao dịch giằng co với sức bật đáng kể khi chạm mốc 1.240 điểm |
VN-Index kết phiên 12/11 ở mức 1.244,82 điểm, tương ứng giảm 0,44% so với phiên trước, khối giao dịch giảm 27,5% và bằng 80% mức trung bình. Bước sang phiên giao dịch ngày 13/11, tâm lý tiêu cực tiếp tục bao trùm thị trường. Điều này khiến nhiều nhóm ngành cổ phiếu tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Các chỉ số đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu kể từ khi mở cửa phiên giao dịch.
Giao dịch diễn ra tiêu cực ở phiên sáng. Sau khi mở cửa trong sắc đỏ, thị trường chỉ biến động giằng co với những nhịp tăng, giảm điểm đan xen. Nửa sau của phiên sáng, diễn biến tiêu cực xuất hiện khi lực bán dâng cao trong khi lực cầu vẫn tỏ ra yếu thế. VN-Index giảm mạnh và có thời điểm mất đến hơn 8,5 điểm.
Phiên chiều diễn ra trái ngược hoàn toàn với phiên sáng. Lực cầu bắt đáy dần xuất hiện và giúp thị trường chung có sự hồi phục đáng kể trở lại. VN-Index đóng cửa phiên hôm nay trong sắc xanh với thanh khoản cải thiện.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.264,04 điểm, tương ứng tăng 1,22 điểm (0,1%). Trong khi đó, HNX-Index giảm nhẹ 0,48 điểm (-0,21%) xuống 226,21 điểm. UPCoM-Index giảm 0,04 điểm (-0,04%). Trên ba sàn (HoSE, HNX và UPCoM) có tổng cộng 311 mã tăng, 358 mã giảm và 894 mã đứng giá/không giao dịch. Số mã tăng trần là 33 trong khi có 15 mã giảm sàn.
Nhóm bất động sản có biến động tích cực ở phiên hôm nay và phần nào giúp giảm bớt sự bi quan của thị trường chung. NVL là cái tên nổi bật nhất khi đi ngược xu hướng thị trường chung từ sớm. Chốt phiên, NVL tăng 2,37% lên 10.800 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh 15,8 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, các mã bất động sản như HDG, HDC, DXG, PDR hay DIG cũng tăng giá mạnh. HDG tăng đến 2,9%, HDC tăng 2,8%, DXG tăng 2,2%...
Nhóm VN30 phiên hôm nay có sự cải thiện hơn khi ghi nhận 15 mã tăng trong khi có 11 mã giảm và 4 mã đứng giá. MWG sau phiên bị bán mạnh hôm qua thì đã có sự hồi phục trở lại khi tăng 1,8% lên 61.900 đồng/cổ phiếu và đóng góp 0,39 điểm cho VN-Index. Các mã như VCB, VPB, FPT… tăng giá tốt và đều có tác động tích cực nhất đến VN-Index. VCB tăng 0,65% và đóng góp nhiều nhất với 0,8 điểm. VPB hồi phục ngoạn mục khi tăng 1,3% và đóng góp 0,48 điểm.
VCB đóng góp nhiều điểm tăng nhất cho chỉ số VN-Index phiên 13/11 |
Chiều ngược lại, HPG là cổ phiếu giảm mạnh nhất nhóm VN30 phiên hôm nay với 1,64%. HPG đã lấy đi của VN-Index 0,7 điểm. Việc cổ phiếu vua thép Hoà Phát bị bán mạnh được cho là đến từ thông tin Việt Nam chấm dứt, không gia hạn áp thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc). Tuy nhiên, HPG cùng các đơn vị như HSG hay NKG không sản xuất thép không gỉ.
Bên cạnh HPG, các cổ phiếu lớn như PLX, GVR, SSI… cũng chìm trong sắc đỏ và tạo áp lực lớn lên thị trường chung.
Nhóm cổ phiếu nổi bật khác với thị trường phiên hôm nay là phân bón hóa chất khi ghi nhận các mã tăng mạnh như CSV (6,5%), BFC (3%), LAS (2,7%)…
Điểm sáng của phiên hôm nay là thanh khoản thị trường có sự cải thiện đáng kể. Tổng khối lượng trên HoSE đạt 661 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt 15.335 tỷ đồng (giảm 7,8% so với phiên trước), giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.619 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM lần lượt là 947 tỷ đồng và 522 tỷ đồng.
Phiên hôm nay không có cổ phiếu nào đươc giao dịch với giá trị vượt nghìn tỷ đồng. HPG là mã đứng đầu về giá trị giao dịch với 604 tỷ đồng. VHM và STB giao dịch lần lượt 570 tỷ đồn và 495 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng nhưng lực bán đã giảm đáng kể |
Khối ngoại giảm đáng kể giá trị bán ròng trong phiên hôm nay với khoảng 174 tỷ đồng trên cả 3 sàn giao dịch. VPB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 104 tỷ đồng. Tiếp sau đó, SSI và HPG bị bán ròng lần lượt 55 tỷ đồng và 43 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, MWG được mua ròng mạnh nhất với 50,4 tỷ đồng. STB và KBC đều được mua ròng hơn 47 tỷ đồng.
-
Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
Nhà đầu tư cá nhân mở mới tài khoản chứng khoán thấp nhất 5 tháng -
Vi phạm hàng loạt quy định, Tài chính Hoàng Huy nhận án phạt -
Chứng khoán Asean muốn tăng vốn, dự kiến chi mạnh cho margin -
Kế hoạch kinh doanh năm 2025 đối diện nhiều biến số -
VN-Index chạm mốc 1.270 điểm, khối ngoại mua ròng -
Tháng đầu áp dụng Non-prefunding, hơn 300 tài khoản tổ chức nước ngoài đăng ký
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/12 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 9-14/12: Thời điểm phù hợp tích lũy các cổ phiếu tốt -
3 Ba điểm tích cực của kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ -
4 Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Rõ thêm lộ trình tái sinh -
5 1001 kiểu “đốt” công sức, tài sản, cơ hội đầu tư của doanh nghiệp - Bài 1: Cấp chồng dự án, doanh nghiệp lâm cảnh khốn cùng
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- Nên chọn Redmi Note 13 hay Redmi Note 14 cho dịp Tết 2025
- Lenovo Việt Nam ra mắt dải laptop AI thế hệ mới
- Thép Nam Kim thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng
- MIA Invest và BHS Group chính thức hợp tác phát triển dự án MIA Center Point Đà Nẵng