
-
Thanh khoản thị trường tích cực trên HNX lẫn UPCoM trong tháng 4
-
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng mạnh trở lại
-
Thêm 42,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ được huy động trong tháng 4
-
Vinpearl trở lại sàn HoSE vào 13/5, định giá gần 5 tỷ USD
-
Bộ Tài chính tập trung triển khai các giải pháp lớn để nâng hạng thị trường chứng khoán -
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
Sau 3 phiên giảm liên tiếp, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ chuyển sang trạng thái cân bằng khi có dòng tiền mua chủ động đối ứng. Tuy nhiên, với lượng cung lớn tiềm ẩn ở các vùng kháng cự trên, đà hồi phục mạnh được nhiều chuyên gia dự đoán khó xảy ra.
Thực tế lại cho thấy diễn biến trái ngược khi VN-Index mở cửa trong sắc xanh, nhưng biên độ tăng không quá lớn và duy trì trạng thái này suốt phiên sáng.
Trước giờ nghỉ trưa, áp lực bán dâng cao trong khi lực cầu yếu đã khiến nhiều nhóm cổ phiếu như ngân hàng, thép, dầu khí, bất động sản… bắt đầu lao dốc. Chỉ số đại diện cho sàn TP.HCM hôm nay đóng cửa tại 1.244,82 điểm, giảm 5,5 điểm so với tham chiếu và nối chuỗi giảm điểm 4 phiên liên tiếp.
Độ rộng thị trường lệch về bên giảm với 236 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ, trong khi lượng cổ phiếu tăng chỉ 120 mã. Rổ vốn hoá lớn ghi nhận trạng thái tương tự với số lượng mã đóng cửa dưới tham chiếu gấp 4 lần mã tăng, lần lượt 20 mã và 5 mã.
MWG trở thành tác nhân chính ghì đà tăng của thị trường khi giảm 3,49% xuống 60.800 đồng. Tiếp đến, CTG của nhóm ngân hàng giảm 1,29% xuống 34.500 đồng và lấy đi của VN-Index 0,58 điểm. BID và TCB cũng góp mặt trong danh sách tác động xấu thị trường khi lần lượt giảm 0,43% xuống 46.300 đồng và 0,65% xuống 23.050 đồng.
Cổ phiếu họ thép giao dịch kém hưng phấn trong phiên hôm nay khi NKG giảm 1,6% xuống 21.250 đồng, còn HPG và HSG cùng giảm 0,7% lần lượt xuống 27.500 đồng và 20.150 đồng.
Nhóm dầu khí chịu áp lực bán quyết liệt khi PSH giảm hết biên độ xuống 3.750 đồng, PVD giảm 4,5% xuống 24.200 đồng và PVC giảm 1,7% xuống 11.500 đồng.
Ở chiều ngược lại, SAB tăng 2,35% lên 56.600 đồng, qua đó trở thành trụ đỡ của thị trường trong phiên hôm nay. VTP và HAG xếp tiếp theo khi đều tăng trần lên lần lượt lên 113.400 đồng và 11.200 đồng. HNG cũng đóng góp tích cực vào chỉ số chung khi tích lũy 2,08% lên 4.900 đồng.
Thanh khoản thị trường hôm nay đạt 14.222 tỷ đồng, giảm 5.395 tỷ đồng so với phiên trước. Giá trị này đến từ khoảng 601 triệu cổ phiếu được sang tay, giảm 96 triệu cổ phiếu so với phiên hôm qua.
VHM và HPG chia nhau hai vị trí đầu tiên về giá trị khớp lệnh khi cùng đạt 661 tỷ đồng. Tiếp đến, MWG đạt hơn 655 tỷ đồng (tương ứng 10,6 triệu cổ phiếu) và STB hơn 489 tỷ đồng (tương ứng 14,6 triệu cổ phiếu).
Khối ngoại kéo dài chuỗi bán ròng 14 phiên liên tiếp. Hôm nay, nhóm này bán ra 48,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch khoảng 1.602 tỷ đồng trong khi chỉ giải ngân 995 tỷ đồng để mua gần 29 triệu cổ phiếu. Giá trị bán ròng theo đó xấp xỉ 607 tỷ đồng.
Khối ngoại xả hàng quyết liệt cổ phiếu TCB với giá trị ròng hơn 103 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách những cổ phiếu bị khối ngoại xả hàng quyết liệt là PVD hơn 65 tỷ đồng, MSN và VHM cùng gần 63 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tích cực giải ngân vào STB khi giá trị mua ròng xấp xỉ 58 tỷ đồng, sau đó lần lượt là SAB gần 27 tỷ đồng, HPG 23 tỷ đồng và BAF khoảng 13 tỷ đồng.

-
Thêm 42,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ được huy động trong tháng 4 -
Vinpearl trở lại sàn HoSE vào 13/5, định giá gần 5 tỷ USD -
Bộ Tài chính tập trung triển khai các giải pháp lớn để nâng hạng thị trường chứng khoán -
VN-Index dao động quanh vùng 1.240 điểm -
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng -
Đường Mặt Trời phát hành thêm 250 tỷ đồng trái phiếu trong ngày đáo hạn lô cũ -
F88: Doanh thu, lợi nhuận và chất lượng tài sản cải thiện ấn tượng ngay quý I/2025
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng