-
Đà Nẵng mời doanh nghiệp đầu tư dự án nhà ở xã hội có vốn hơn 818 tỷ đồng
-
Đề xuất tách Dự án Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku thành 3 dự án thành phần
-
Hải Phòng đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm
-
THACO đề xuất làm tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành và tuyến metro số 2 TP.HCM
-
Dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Nhơn Bình đã có chủ đầu tư -
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp
![]() |
Dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ được phê duyệt vào năm 2004, khởi động vào cuối năm 2007 với tổng kinh phí đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 8.470 tỉ đồng.
Cuối tháng 9.2015, Công ty cổ phần đô thị du lịch Cần Giờ đã đề xuất xây cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh hiện tại để kết nối giao thông thuận tiện từ trung tâm của TP.
Tuy nhiên, vị trí xây cầu mà nhà đầu tư đề xuất lại không nằm trong quy hoạch giao thông nên TP phải chờ lấy ý kiến các sở, ngành rồi trình Thủ tướng xem xét.
Đến tháng 8.2016, Thủ tướng mới đồng ý chủ trương, giao Bộ GTVT rà soát, bổ sung dự án này vào Quy hoạch phát triển GTVT TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 để làm cơ sở triển khai.
Và đến ngày 9.5.2017, Văn phòng Chính phủ mới chính thức có văn bản đồng ý cho TP.HCM xây dựng cầu Cần Giờ cùng 2 công trình khác.
Theo đó, Dự án cầu Cần Giờ được UBND TP kiến nghị Thủ tướng cho xây dựng theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) kết hợp BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn dự kiến 5.300 tỉ đồng. Tháng 8.2016, Thủ tướng đồng ý chủ trương trên.
Nằm trên tuyến đường 7,4 km, cầu Cần Giờ dài 3,4 km với 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m) sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm và các khu vực lân cận. Từ đây hình thành tuyến giao thông trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam thành phố.
Cầu Cần Giờ có điểm đầu tại nút giao đường 15B với Đường số 2 (Khu đô thị Phú Xuân, Nhà Bè). Điểm cuối kết nối đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8 km về phía Nam (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ).
Hướng tuyến cầu trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình (huyện Nhà Bè) và sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ. Sau đó cầu rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220 KV, tiếp tục vượt sông Chà và nối với đường Rừng Sác.
Về mặt kiến trúc, UBND TP cho biết cầu Cần Giờ là công trình giao thông mang tính biểu tượng, góp phần tạo nét đẹp của TP; hài hòa với cảnh quan sông Soài Rạp, các công trình lân cận và quy hoạch đô thị 2 bên bờ sông. Ngoài ra, phải bảo đảm tổ chức giao thông rành mạch, rõ ràng, hạn chế xung đột dòng xe; không ảnh hưởng bất lợi đến tổ chức giao thông ở các nút giao và các tuyến đường phố có liên quan trực tiếp.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thông tin chính thức thời điểm xây dựng cầu này.

-
Bình Định tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư thực hiện dự án cụm công nghiệp -
Hà Nội đầu tư hơn 87 tỷ đồng cải tạo hồ chứa nước tại huyện Ba Vì -
Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập -
Hợp lực chiến lược: Tạo đà cho Quảng Ngãi bứt phá mạnh mẽ -
KinderWorld và Novaland ký bản Ghi nhớ về Phát triển các Dự án Giáo dục Quốc tế tại Khu đô thị Aqua City -
Chốt phương án đầu tư trạm dừng nghỉ trên cao tốc Dầu Giây - Tân Phú -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương cho các bộ, địa phương
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh