-
Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025 -
Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng -
Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực -
Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết -
Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng
Dự án cầu số 3 bắc qua sông Đăk Blà (TP.Kon Tum) có tổng mức đầu tư 121 tỷ đồng nhưng chưa có đường dẫn. |
Nghẽn mặt bằng
Hiện nay, nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum thi công cầm chừng do chưa có mặt bằng sạch.
Đơn cử, dự án Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 671 có tổng mức đầu tư 128 tỷ đồng. Dự án được triển khai từ tháng 9/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2024, nhưng, đến nay, dự án vẫn đang trì trệ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.
Hay dự án cầu số 3 bắc qua sông Đăk Blà (TP.Kon Tum) có tổng mức đầu tư 121 tỷ đồng. Dự án này đã được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp tỉnh Kon Tum tiến hành nghiệm thu nhưng chưa thể sử dụng bởi dự án chưa có đường dẫn vào hai bên đầu cầu.
Nguyên nhân được xác định là do nhiều hộ dân chưa nhận tiền, chưa đồng ý phương án bồi thường hoặc chưa chấp nhận tái định cư.
Tương tự, dự án Kè chống lũ lụt, sạt lở các làng đồng bào dân tộc thiểu số dọc sông Đăk Bla được triển khai từ tháng 9/2021, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024. Đến nay, dự án có khối lượng thực hiện mới đạt khoảng 14,6% giá trị hợp đồng.
Liên quan đến dự án này, hiện UBND TP.Kon Tum chưa xây dựng giá đất cụ thể, khiến việc đền bù, giải phóng mặt bằng chưa thể thực hiện.
Chấn chỉnh tình trạng chậm giải phóng mặt bằng
Để tháo gỡ các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mới đây, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐNH tỉnh Dương Văn Trang đã ký và thông qua Nghị quyết (số 57/NQ-HĐND) trong đó xác định, cần làm rõ trách nhiệm người đứng đầu các địa phương, cơ quan.
Nghị quyết nhấn mạnh, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ quan trọng, tiền đề, yếu tố có quyết định đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và thu hút đầu tư, trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh ủy Kon Tum yêu cầu trước mắt cần chấn chỉnh, rà soát tình trạng chậm giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của tỉnh. Đồng thời, kiên quyết điều chuyển, thay thế cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ nhưng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm.
Hàng năm, có nhận xét, đánh giá, xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu các địa phương, cơ quan liên quan đến việc không hoàn thành đúng tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Kon Tum yêu cầu tập trung hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc thẩm quyền địa phương khi Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành.
-
Hoàn thành 2 tuyến cao tốc trên địa bàn hai tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng ngay trong năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Hợp tác giữa TP.HCM với ĐBSCL: Kết quả chưa như kỳ vọng -
Duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Sân bay Vân Đồn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
-
Đà Nẵng yêu cầu có biện pháp xử lý nhà thầu thi công kém năng lực -
Bình Thuận đề xuất đầu tư hơn 4.200 tỷ đồng làm đường vào trung tâm Phan Thiết -
Quảng Trị thành lập tổ công tác “gỡ khó” cho dự án khu công nghiệp 4.533 tỷ đồng -
Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ -
Sau gần 1 năm ra mắt, ITTC Ninh Thuận giúp đổi mới công tác thu hút đầu tư -
Ninh Thuận trình phê duyệt hồ sơ Quy hoạch Cảng Hàng không Thành Sơn -
Hà Nội thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024