-
Quy hoạch TP.HCM đã thể hiện tư duy đổi mới, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn -
Cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội -
Chính phủ triển khai kế hoạch xây dựng Trung tâm tài chính tại TP.HCM, Đà Nẵng -
TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển
Thành công trong năm 2020 cho thấy, việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh hiệu quả đã tạo điều kiện để cả nước tập trung phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội. Ảnh: Đức Thanh |
Sắp có vắc-xin nhập khẩu
Sớm đưa vắc-xin phòng Covid-19 tới người dân ngay trong quý I/2021 là chỉ đạo được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm 2/2. Đây không phải là lần đầu tiên, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh thông điệp này, bởi thành công trong năm 2020 đã cho thấy, việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh hiệu quả đã tạo điều kiện để cả nước tập trung phục hồi và phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.
Trao đổi tại buổi họp báo diễn ra ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã ký quy tắc với Công ty AstraZeneca của Anh. Dự kiến, công ty này sẽ cung cấp 30 triệu liều vắc-xin cho Việt Nam trong năm 2021. “Bộ Y tế đang đàm phán với đối tác để làm sao trong quý I/2020, chúng ta bắt đầu có vắc-xin”, ông Thuấn khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, do lượng vắc-xin trong giai đoạn đầu chưa đủ cung cấp rộng rãi, nên sẽ có nhóm đối tượng ưu tiên được sử dụng là các cán bộ y tế có liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống dịch, người lớn tuổi, người có bệnh nền, có nguy cơ cao sẽ tử vong nếu mắc Covid-19 và một số đối tượng khác như cán bộ ngoại giao.
Tuy nhiên, khó khăn là EU đang hạn chế xuất khẩu. Hiện Bộ Y tế tích cực đàm phán để Việt Nam có vắc-xin nhanh nhất. Ngoài AstraZeneca, Bộ Y tế đang đàm phán thêm với Pfizer, Moderna và các đơn vị sản xuất của Nga, Trung Quốc...
Đối với vắc-xin trong nước, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đang thử nghiệm giai đoạn I, II vắc-xin Nanocovax của Công ty NANOGEN và chuẩn bị thử nghiệm vắc-xin Covivac của Viện Vắc-xin và Sinh phẩm y tế.
Theo ông, đến cuối năm 2021, đầu năm 2022, Việt Nam sẽ có vắc-xin trong nước. Cùng với vắc-xin ngoại nhập, Việt Nam sẽ hoàn thiện vắc-xin trong nước ở khâu thử nghiệm, sản xuất. “Chúng tôi cho rằng, chúng ta có thể có đủ vắc-xin để tiêm cho cộng đồng”, ông Thuấn nói.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 sáng 3/2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, phải tiếp tục chạy đua từng giờ, từng phút, quyết tâm để người dân cả trong và ngoài vùng dịch đều có một cái Tết an toàn.
“Tết còn là dịp để nhiều người có thêm thu nhập bù lại khó khăn trong cả năm qua trong điều kiện bình thường mới. Muốn vậy, chúng ta phải thần tốc hơn nữa, rút ngắn thời gian bắt kịp dịch”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Lo chu đáo Tết cho người dân
Bên cạnh vấn đề kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tập trung chuẩn bị phục vụ Tết, bảo đảm cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, hạnh phúc.
Không chỉ bảo đảm nguồn cung hàng hóa Tết cho người dân, thực hiện tốt Chỉ thị 48-CT/TW ngày 9/12/2020 của Ban Bí thư và Chỉ thị 44/CT-TTg năm 2020 của Chính phủ về việc tổ chức Tết năm 2021, Thủ tướng Chính phủ còn nhấn mạnh việc phải bảo đảm an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay, nhất là đấu tranh, phòng chống buôn bán pháo nổ, gian lận thương mại, ngăn chặn những đường dây đưa hàng hóa trái phép vào Việt Nam.
“Tôi đề nghị các đồng chí phải lo chu đáo Tết cho người dân”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, để không ai thiếu Tết, cần đặc biệt quan tâm tới đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào vùng thiên tai, vùng sâu, vùng bị phong tỏa do có dịch, bảo đảm mọi gia đình đều có Tết.
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và doanh nghiệp… chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết, kể cả thời gian sau Tết.
“Chúng ta vẫn nói nhiều về chuẩn bị hàng sau Tết, đây là việc hết sức quan trọng, để tránh thiếu hàng, sốt giá, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Có thể khẳng định, các địa phương hết sức chủ động, hệ thống doanh nghiệp, từ doanh nghiệp phân phối đến các doanh nghiệp kinh doanh đã làm rất tốt”, ông Thắng cho hay.
Lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, sẽ cung cấp đủ hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu cho người dân, không những ở thành phố lớn, mà cả ở vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những vùng dịch. “Chúng ta đang làm rất tốt, đảm bảo đủ hàng hóa cho nhu cầu của người dân không những vào dịp Tết, mà cả sau Tết”, ông nói.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu rõ: “Tinh thần là chúng ta dứt khoát không ngăn sông cấm chợ”. Theo ông, không được chủ quan khinh suất, nhưng không làm tình hình quá phức tạp để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển, khôi phục sản xuất, phát triển xã hội.
-
Xây dựng Trung tâm tài chính: TP.HCM và Đà Nẵng đã sẵn sàng -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính là việc mới, việc khó, nhưng khó mấy cũng phải làm -
Nâng cao hiệu quả của trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi -
Khánh Hòa thông tin về nguyên nhân 46 dự án phải xác định lại giá đất -
Bộ Công an có tân Thứ trưởng -
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững