-
Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn hơn 6.000 tỷ đồng -
Giá xăng giảm sau 2 lần tăng liên tiếp -
Hơn 200 thương hiệu tham gia METALEX Vietnam 2024 -
UKVFTA “bắc cầu” cho hàng Việt sang Anh quốc -
Đề xuất Trung Quốc mở cửa thị trường cho trái bơ, na, roi, thảo quả của Việt Nam -
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo, doanh nghiệp Việt tiếp tục theo dõi thị trường
Từ nay đến cuối năm, thủy sản và rau quả là 2 ngành hàng được dự báo có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất nhờ nhu cầu thị trường hồi phục. |
Chỉ dấu tích cực
Những quy định phòng chống dịch hà khắc với chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã khiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này có mức tăng trưởng thấp nhất trong số các thị trường chủ lực của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022.
Nếu xuất khẩu sang Mỹ tăng 22,7% so với cùng kỳ, EU tăng 22%, ASEAN tăng 27,4%, Hàn Quốc tăng 18,5%, Nhật Bản tăng 13,9%, thì tăng trưởng sang Trung Quốc chưa tới 7%. Ngành hàng có mức sụt giảm xuất khẩu mạnh nhất là rau quả giảm 34% so với cùng kỳ, chỉ đạt 800 triệu USD.
Do Trung Quốc là thị trường chiếm hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả bị sụt giảm, đã kéo xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 1,677 tỷ USD, “hụt hơi” khoảng 500 triệu USD (tương đương giảm 18%), xuất khẩu gạo giảm 26%, đạt 229 triệu USD, hạt điều giảm 38%, còn 181 triệu USD.
Một số ngành hàng tỷ USD sang Trung Quốc cũng có mức giảm sâu là giày dép giảm 20,2%, còn 799 triệu USD. Xơ sợi cũng giảm gần 9%, còn 1,32 tỷ USD; dệt may giảm 14,2%, còn 543 triệu USD.
Những tín hiệu tích cực về chính sách thương mại của Trung Quốc trong những ngày gần đây đang tạo hy vọng để xuất khẩu tăng tốc trong thời gian tới.
Đáng kể là, Trung Quốc không còn đình chỉ các lô hàng thủy sản dương tính SARS-CoV-2. Trước đó, hàng chục doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, bao gồm cả cá tra và tôm, đều bị tạm ngưng khi có lô hàng kiểm tra dính Covid-19. Nhiều doanh nghiệp bị dừng xuất 1-3 tháng do số lượng lớn container nhiễm SARS-CoV-2.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi Trung Quốc xóa bỏ chính sách nêu trên, khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này sẽ tiếp tục tăng trưởng cao hơn trong những tháng cuối năm, tạo đà để xuất khẩu toàn ngành sớm cán đích 10 tỷ USD.
Thị trường 1,4 tỷ dân này cũng mở cửa nhập khẩu chính ngạch với sầu riêng và chanh leo từ đầu tháng 7, nhờ đó Việt Nam có 11 loại quả tươi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Đồng thời, tiến độ thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới được đẩy nhanh, đưa lượng xe tồn chờ xuất khẩu từ mức hàng ngàn xe, nay chỉ còn khoảng 300 xe.
Xuất khẩu có cơ phục hồi mạnh mẽ
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Sáu tháng đầu năm 2022, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 27 tỷ USD, tăng trưởng 7%. Từ nay đến cuối năm, thủy sản và rau quả là 2 ngành hàng được dự báo có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất nhờ nhu cầu thị trường hồi phục.
Theo đó, với thủy sản, dù Trung Quốc thực thi chính sách Zero Covid, nhưng 6 tháng qua, thủy sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn đạt mức tăng rất ấn tượng, tới 90% so với cùng kỳ năm trước, đạt 830 triệu USD. 6 tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng để phục vụ mùa lễ tết, trong đó, loại thủy sản phổ biến là tôm, cá tra sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình, từ đó tạo đà tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc nhận định, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng trưởng rất khả quan, trước hết, dư địa xuất khẩu rất lớn bởi nhu cầu tiêu dùng của thị trường 1,4 tỷ dân đang phục hồi nhanh khi quy định hạn chế các hoạt động công cộng, dịch vụ giải trí, du lịch tại nhiều nơi được nới lỏng. Mặt khác, các doanh nghiệp thủy sản ngày càng nhanh nhạy với thông tin, nhu cầu của thị trường, nắm vững các tiêu chuẩn và đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc.
Còn với nông sản, nhiều mặt hàng cũng đã nhận tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc. Trong đó, hoạt động xuất khẩu trái cây qua nước này đã bớt ách tắc hơn. Theo tính toán, việc mở cửa cho sầu riêng và chanh leo Việt Nam theo đường nhập khẩu chính ngạch sẽ chặn được đà sụt giảm và dần có mức tăng trưởng để kéo lại mức cân bằng hơn trong những tháng cuối năm.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ, do đó mọi thay đổi về chính sách thương mại của thị trường này theo hướng dễ thở hơn sẽ quyết định tới sự phục hồi tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam sang thị trường tỷ dân này.
-
Hơn 200 thương hiệu tham gia METALEX Vietnam 2024 -
Xăng dầu đồng loạt giảm giá -
Rau quả xuất sang Trung Quốc sớm chạm mốc 4,5 tỷ USD -
Xuất khẩu gỗ, nội thất giai đoạn cuối năm khó đoán định -
UKVFTA “bắc cầu” cho hàng Việt sang Anh quốc -
Đề xuất Trung Quốc mở cửa thị trường cho trái bơ, na, roi, thảo quả của Việt Nam -
Electrolux ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc quần áo UltimateCare thế hệ mới, khẳng định Việt Nam là thị trường chiến lược
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/10 -
2 Bắt đầu thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
3 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025: Hướng tới quy mô GDP Việt Nam xếp hạng 31-33 thế giới -
4 Bão Yagi để lại "vết hằn" trong GDP quý III/2024 -
5 Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt
- Agribank ủng hộ 100 tỷ đồng hưởng ứng đợt thi đua cao điểm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến TP. Munich
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024