Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Chi ngoại tệ cực lớn để nhập khẩu thức ăn gia súc
Thế Hoàng - 06/12/2021 09:20
 
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng năm 2021 đã vọt lên 4,557 tỷ USD, tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương mức tăng thêm gần 1,1 tỷ USD.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng 2021 đã vượt trên 700 triệu USD so với năm 2020.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 11 tháng 2021 đã vượt trên 700 triệu USD so với năm 2020.

Thức ăn gia súc và nguyên liệu là nhóm ngành hàng có mức chi ngoại tệ nhập khẩu cực kỳ lớn trong 11 tháng qua, với kim ngạch lên tới 4,557 tỷ USD, tăng 31,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng với mức tăng gần 1,1 tỷ USD), theo số liệu thống kê của Bộ Công thương.

Giá thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng chóng mặt trên thị trường thế giới là nguyên nhân khiến chi ngoại tệ nhập khẩu nhóm hàng này vọt lên gần 4,6 tỷ USD, vượt qua mốc 3,84 tỷ USD  của năm 2020 và sắp chạm ngưỡng 5 tỷ USD.

Có một loạt lý do khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao trên toàn cầu. Do nguồn cung nguyên liệu trên thế giới sụt giảm bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (guồn nguyên liệu dự trữ bị sụt giảm rất lớn, đơn cử như ngô giảm 30%, lúa mì giảm 22%...); các tác động của đại dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng chóng mặt.  Hiện tại, cùng với đà tăng của hàng hóa, lương thực trên toàn cầu, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa hạ nhiệt.

Ngoài nhóm thức ăn gia súc và nguyên liệu, 11 tháng 2021, cả nước đã nhập khẩu hàng hơn 6,2 tỷ USD các loại nguyên liệu như ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu mỡ động thực vật.

Trong đó, chi nhập ngô cao nhất, đạt 2,704 tỷ USD, giảm gần 15% về lượng nhưng tăng 23,2% về trị giá, sản lượng đậu tương nhập khẩu bằng với cùng kỳ, đạt 1,021 tỷ USD, nhưng do giá tăng nên trị giá tăng 43,5% , tương tự nhập lúa mỳ lên tới 1,328 tỷ USD, tăng 73% về lượng và 98,1% về trị giá so với cùng kỳ. 

Như vậy, chi ngoại tệ nhập khẩu cả 2 nhóm hàng này 11 tháng đã vượt 10,7 tỷ USD.

Ngành chăn nuôi trong nước bình quân tăng trưởng khoảng 5 - 6%/năm với nhu cầu sử dụng và nhập khẩu nguyên liệu phục vụ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng gia tăng.

Theo thống kê của USDA, khoảng hơn 80% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu. Đó là lý do khiến chi ngoại tệ nhóm hàng này không ngừng gia tăng mạnh trong năm qua, nhất là giá cả chịu tác động lớn bởi khan hiếm nguồn cung và chi phí logistics tăng cao do đại dịch làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong nỗ lực hạ nhiệt giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước trước sức ép của giá nguyên liệu, từ 30/12/2021, Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu, trong đó, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của lúa mỳ từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng đột biến: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu để “hạ nhiệt”
Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao, giải pháp điều chỉnh giảm thuế suất nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư