-
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết -
Ford Việt Nam bứt tốc, lập những kỷ lục mới -
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027 -
OMODA & JAECOO Việt Nam khai trương thêm 3 nhà phân phối mới
Tháng 1/2020, nhập khẩu xe ô tô về Việt Nam đạt 111 triệu USD với 4.281 chiếc. |
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong háng 1/2020, chi ngoại tệ nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô các loại đạt 329 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng 12/2019 (Mức chi nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô tháng 12 năm trước đạt 348 triệu USD.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, giá trị nhập hàng linh kiện và phụ tùng ô tô trong tháng 1 đã giảm 76 triệu USD.
Tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ khá đa dạng. Nhưng kim ngạch lớn vẫn tập trung vào 5 thị trường chính là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia.
Trong đó, kim ngạch từ Hàn Quốc là 114 triệu USD; Trung Quốc 60 triệu USD; Nhật Bản 44 triệu USD; Thái Lan 36 triệu USD; Indonesia 15 triệu USD.
Như vậy, riêng 5 thị trường nêu trên đạt 270 triệu USD, chiếm tỷ trọng 82% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong 1.
Trong khi nhập linh phụ kiện, phụ tùng tăng cao thì mức chi nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lại giảm sâu so với tháng trước đó và cùng kỳ năm trước. Số liệu thống kê cho thấy, số lượng nhập khẩu xe tháng 1/2020 là 4.281 chiếc, tương ứng đạt 111 triệu USD. Mức nhập khẩu này có khoảng cách khá xa với 6.630 chiếc, trị giá đạt 206 triệu USD của tháng trước đó và 273 triệu USD của cùng kỳ 2019.
Xe nhập về trong tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 1.832 chiếc và từ Indonesia với 1.703 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm tới 83% lượng xe nhập trong tháng này.
Đáng lưu ý, trong số các loại xe thì ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ trở xuống giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 01/2020, có 2.593 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá đạt 51,2 triệu USD, chiếm 60,6% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu.
Riêng với xe trên 9 chỗ ngồi, trong tháng 1 chỉ có 8 chiếc xuất xứ Trung Quốc và được làm thủ tục nhập khẩu về qua cửa khẩu TP.Hồ Chí Minh với trị giá là 58 triệu USD.
Với xe vận tải, tháng 1 nhập vào Việt Nam đạt 1.490 chiếc, với trị giá đạt 44,6 triệu USD, giảm mạnh 24,9% về lượng và giảm 36,5% về trị giá so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, loại này giảm 59,7%.
Nhìn vào kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô trong tháng 1 đã cho thấy sự chênh lệch rất lớn, khi nhập linh kiện, phụ tùng đã gấp gần 3 lần kim ngạch nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Năm 2019, các doanh nghiệp đã chi hơn 3 tỷ USD để nhập khẩu hơn 140.300 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng trên 69% so với 2018. Đây là mức nhập khẩu cao kỷ lục trong 5 năm qua. Trong đó, xe dưới 9 chỗ ngồi chiếm gần 90% lượng ô tô ngoại nhập, 102.434 xe, tăng hơn 85% so với 2018. Ô tô tải khoảng 30.410 chiếc, tăng gần 26%.
Ngoài ô tô nguyên chiếc, các doanh nghiệp cũng chi gần 4,2 tỷ USD nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô trong năm 2019, tăng hơn 16% so với năm 2018.
-
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Chiếc xe tay ga dát vàng 24K độc nhất, có tiền cũng không mua được -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết -
Jaecoo J7 PHEV sẽ có mặt tại Việt Nam trong tháng 1/2025 -
Siêu xe Pagani chế tác từ 100.000 đồng xu vàng, mang gương mặt Messi -
Ford Việt Nam bứt tốc, lập những kỷ lục mới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững