
-
Bill Gates cam kết trao 200 tỷ USD cho người nghèo trong 20 năm tới
-
Tổng thống Trump công bố thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh
-
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
![]() |
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,5% trong phiên giao dịch sáng 13/9. Ảnh: AFP |
Cổ phiếu của Alibaba niêm yết tại Hong Kong trượt giá hơn 3% trong phiên giao dịch sáng nay sau khi tờ Financial Times đưa tin Bắc Kinh muốn "xử ép" với siêu ứng dụng thanh toán Alipay do Tập đoàn Ant Group của tỷ phú Jack Ma phát triển, đồng thời buộc đơn vị này chuyển dữ liệu người dùng Alipay về cho liên doanh tín dụng mới mà trong đó có vốn sở hữu nhà nước.
Cổ phiếu của các công ty "đồng hương" của Alibaba tại Hong Kong cũng lao dốc ngay đầu tuần, trong đó cổ phiếu Tencent giảm 2,33%, còn cổ phiếu của "đế chế" giao hàng Meituan trượt sâu hơn với 3,39%.
Tính chung lại, chỉ số Hang Seng Tech của Hong Kong sáng nay giảm 1,74%, còn Hang Seng - chỉ số chính của chứng khoán Hong Kong tuột mất 1,5%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay cũng "nhuốm đỏ" khi chỉ số Shanghai Composite rớt nhẹ 0,15% còn Shenzhen Component cũng giảm tương ứng 0,156%.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,25% trong khi chỉ số Topix trượt 0,16%. Cổ phiếu của hai hãng xe Nhật Bản Toyota và Honda lần lượt trượt giá 2,37% và 1,84%. Theo Reuters, hai hãng xe này đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch đánh thuế xe điện của Hạ viện Mỹ vì cho rằng kế hoạch này sẽ có lợi cho ba "ông lớn" ngành ô tô của Mỹ, gồm: GM, Fiat Chrysler, và Ford.
Chứng khoán Hàn Quốc sáng nay cũng rơi vào vùng đỏ khi chỉ số Kospi giảm 0,22%. Trái lại, chỉ số S&P/ASX 200 tại Australia vẫn nhích nhẹ 0,14%. Tuy nhiên, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) vẫn giảm 0,74%.
Thông tin kinh tế được giới đầu tư đón đợi tuần này là chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 mà Mỹ dự kiến công bố vào ngày mai 14/9, cùng với đó là số liệu bán lẻ của các bang sẽ được công bố một ngày sau đó. Còn loạt số liệu kinh tế Trung Quốc, bao gồm doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp tháng 8 cũng dự kiến được công bố vào ngày 15/9.
Thị trường tiền tệ sáng nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác, trượt về 92,665 sau mức giảm gần đây về 92,7. Đồng yên Nhật lên giá và giao dịch 109,95 JPY "ăn" 1 USD, so với mức 110,4 JPY/USD vào tuần trước. Ngược lại, đồng đô la Australia tiếp tục rớt giá còn 1 AUD đổi 0,7358 USD, từ mức 1 AUD/0,744 USD trong tuần trước.
Giá dầu giao dịch theo giờ châu Á sáng nay đi lên. Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 0,7% lên 73,43 USD/thùng còn giá dầu thô giao sau của Mỹ cũng tăng cùng nhịp lên 70,25 USD/thùng.

-
Quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đòn thuế của Tổng thống Trump -
Fed giữ nguyên lãi suất, muốn quan sát thêm tác động thuế quan -
Fed giữ nguyên lãi suất ở mức 4,25 - 4,5% -
Mỹ - Trung sẽ đàm phán "phá băng" thương mại vào cuối tuần này -
Ông Friedrich Merz tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Đức -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cơ bản, hạ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc -
Meta ngừng hợp tác Telus, hàng nghìn kiểm duyệt viên bị ảnh hưởng
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?