Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chiến sự đẩy giá khí đốt tự nhiên lên mức nhất kể từ năm 2008
Lê Quân - 19/04/2022 11:51
 
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng lên cao nhất trong 13 năm qua do chiến sự Nga - Ukraine và thời tiết mùa xuân được dự báo lạnh hơn.
Nhà máy chế biến LNG tại Louisiana, một trong sáu nhà máy LNG mà các quan chức Mỹ kỳ vọng sẽ giúp châu Âu cắt giảm sự phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga. Ảnh: AFP.
Nhà máy xử lý LNG tại bang Louisiana là 1 trong 6 nhà máy LNG được các quan chức Mỹ kỳ vọng sẽ giúp châu Âu cắt giảm sự phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga. Ảnh: AFP.

Giá khí đốt tự nhiên giao kỳ hạn của Mỹ đã tăng 10% lên mức 8,05 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh trong phiên giao dịch 18/4. Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 9/2008 và mức tăng này được thúc đẩy trên nền tăng giá trong 5 tuần liên tiếp gần đây.

Giá khí đốt tự nhiên sau đó đã trượt nhẹ và kết phúc phiên giao dịch với 7,82 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh, tăng 7,12%.

Ông David Givens, Trưởng bộ phận khí đốt tự nhiên và điện thị trường Bắc Mỹ tại Công ty Phân tích thông tin năng lượng Argus Media (Vương quốc Anh) cho rằng: "Tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine đến thị trường khí đốt tự nhiên Bắc Mỹ có thể còn kéo dài".

Còn theo Công ty Phân tích thị trường năng lượng EBW Analytics (Mỹ), "sự thay đổi thời tiết" (nhiệt độ mùa xuân được dự báo thấp hơn bình thường) đã khiến nhu cầu khí đốt tự nhiên ở thị trường Mỹ rơi vào tình trạng "quá mức".

Từ đầu năm đến nay, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng 108%, điều này làm tăng thêm lo ngại lạm phát tăng cao trên toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, diễn biến tăng giá khí đốt tại Mỹ ít cực đoan hơn ở châu Âu - nơi giá khí đốt tự nhiên giao kỳ hạn đã tăng lên mức kỷ lục khi châu lục này cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.

Mỹ sẽ thực hiện cam kết chuyển một lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục đến châu Âu nhằm hỗ trợ châu lục này thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga. Động thái này của Mỹ khiến giá khí đốt của Trung tâm phân phối khí đốt tự nhiên Henry Hub tại bang Louisiana, miền Nam nước Mỹ tăng vọt.

Theo ông Campbell Faulkner, Phó chủ tịch cấp cao và Giám đốc phân tích dữ liệu tại Công ty Môi giới năng lượng OTC Global Holdings, trong bối cảnh giá khí đốt tăng vọt, các nhà sản xuất đã cố gắng giữ sản lượng trong tầm kiểm soát và mức tồn kho hiện thấp hơn 17% so với mức trung bình trong 5 năm qua.

"Mỹ đang bắt đầu rơi vào tình cảnh tương tự châu Âu vào thời điểm này năm ngoái", ông Campbell Faulkner nói. Chuyên gia này cho biết thêm: "Áp lực gia tăng lên thị trường khí tự nhiên khi châu Á và châu Âu tranh giành nguồn LNG dự phòng, trong khi nguồn cung này chắc chắn sẽ được xuất đi từ bờ biển phía Tây nước Mỹ và New England vào mùa đông tới".

Tuy nhiên, không phải tất cả giới phân tích đều tin rằng, cuộc tranh giành khí LNG sẽ tiếp diễn. Dù Tập đoàn Citi đã nâng dự đoán giá khí đốt cơ sở do trung tâm phân phối Henry Hub cung cấp trong năm 2022 thêm 40 cent lên 4,60 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh, nhưng mức giá này vẫn thấp hơn nhiều so với giá thực tế đang giao dịch.

"Sự kết hợp từ nhiều yếu tố có thể kích thích nhu cầu và làm chậm tăng trưởng sản xuất, nhưng thị trường có thể đã dự tính quá mức tác động của việc tăng giá khí đốt", Citi nhận định.

Trong phiên giao dịch 18/4, giá cổ phiếu của các công ty khí đốt tự nhiên lớn của Mỹ như EQT Corp, Range Resources và Coterra Energy đã tăng lên mức cao nhất trong 52 tuần qua. Trong đó, cổ phiếu Range Resources và Coterra Energy đều tăng hơn 4%, còn cổ phiếu EQT tăng gần 7%.

Tổng thống Nga ra sắc lệnh giao dịch khí đốt bằng đồng rúp
Nga đã yêu cầu các nướac "không thân thiện" thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp từ ngày 1/4 hoặc họ sẽ cắt nguồn cung.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư