Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Chiều nay, Chính phủ họp về mức thu lệ phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước
Thanh Hương - 08/10/2021 10:12
 
Theo kế hoạch, chiều nay (8/10), lãnh đạo Chính phủ sẽ họp cùng các bộ, ngành để xem xét về mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Trước đó, vào ngày 22/9/2021, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 6738/VPCP-KTTH, truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng  Lê Minh Khái về việc giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xử lý đề xuất nêu trên của THACO trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 về phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5586/VPCP-KTTH ngày 13/8/2021 và văn bản số 2466/VPCP-KTTH ngày 31/8/2021 về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Trước đó nữa, ngày 13/8, Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản số 5586/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Lê Minh Khái về việc Công ty cổ phần Thành Công Motor Việt Nam kiến nghị tái áp dụng quy định mức thu lệ phí trước bạ giảm 50% đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nghiên cứu kiến nghị của Công ty Thành Công Motor Việt Nam, đánh giá và tính toán kỹ tác động, trên cơ sở đó đề xuất hướng xử lý kịp thời để tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước ở bối cảnh dịch Covid-19, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2021.

Honda Việt Nam đã tái lắp ráp CR-V tại Việt Nam để nhận được những ưu đãi thay vì nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Honda Việt Nam đã tái lắp ráp CR-V tại Việt Nam để nhận được những ưu đãi thay vì nhập khẩu xe nguyên chiếc.

Theo các doanh nghiệp ô tô, năm 2020, để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước gặp khó khăn do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2020/NĐ-CP và Nghị định số 70/2020/NĐ-CP. Các nghị định này đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trong điều kiện đại dịch Covid-19 hiện nay còn nhiều phức tạp, nhiều doanh nghiệp ô tô đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo trình tự, thủ tục rút gọn để ban hành nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Báo cáo của Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, quyết định giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước từ ngày 28/6 đến 31/12/2020 đã giúp thu ngân sách tăng hơn 11.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng tăng hơn 8.200 tỷ đồng, phí và lệ phí trước bạ tăng hơn 3.000 tỷ đồng.

Nhìn nhận vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, việc tái áp dụng giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ không làm thất thu ngân sách nhà nước. “6 tháng cuối năm 2020, Bộ Tài chính triển khai giảm 50% lệ phí trước bạ, tổng thu ngân sách từ thuế và trước bạ bán ô tô tăng lên gần gấp đôi so với những tháng đầu năm. Kết quả này cho thấy việc giảm 50% lệ phí trước bạ sẽ khuyến khích người dân mua ô tô, doanh nghiệp bán được hàng và nguồn thu ngân sách sẽ tăng theo”, ông Thịnh nói.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, việc gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo Nghị định 109/2020/NĐ-CP cùng với Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến ngày 31/12/2020 đã thúc đẩy ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển trong năm 2020.

Đánh giá của Bộ Tài chính cũng cho hay, các công ty sản xuất, lắp ráp xe ô tô dùng cho cá nhân và gia đình đều có số lượng xe bán ra năm 2020 tăng hơn năm 2019. Có những trường hợp như Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam có sản lượng xe bán ra 6 tháng đầu năm 2020 giảm 28,89% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng 6 tháng cuối năm nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nên sản lượng bán ra tăng lên, nhờ đó, sản lượng của cả năm chi giảm 8,98% so với năm 2019. Tương tự là trường hợp của Công ty Toyota Việt Nam.

STT

Tên doanh nghiệp

Số lượng ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước bán ra

Năm 2019

Năm 2020

So sánh

1

Công ty Honda Việt Nam

10.266

12.114

118%

2

Công ty ô tô Chiến Thắng

1.737

1.862

107,2%

3

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast    

11.350

26.106

230%

4

Công ty CP sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam

70.859

72.276

102%

5

Công ty TNHH MTV sản xuất ô tô Thaco Mazda      

24.162

25.370

105%

6

Công ty TNHH Mitsubishi

3.889

4.900

126%

7

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam

6.237

5.677

91,02%

8

Công ty Toyota Việt Nam

49.670

43.213

87%

9

Công ty TNHH TCIE Việt Nam

4.583

1.604

35%

10

Công ty TNHH sản xuất và lắp ráp ô tô cao cấp Thaco           

3.321

1.926

58%

11

Công ty TNHHH Ford Việt Nam

10.738

4.295

40%

12

Công ty TNHH ô tô du lịch Trường Hải – Kia

140.520

35.130

25%

Hết ưu đãi lệ phí trước bạ, doanh số bán ô tô tụt 45%
Doanh số bán xe ô tô tháng 1/2021 đã có sự sụt giảm mạnh tới 45% so với tháng 12/2020. nguyên nhân chính là bởi hết ưu đãi 50% lệ phí trước bạ cho xe...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư