Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Chính phủ đã nhận được hơn 3.000 kiến nghị của cử tri
Khánh Linh - 23/05/2022 14:34
 
Các lĩnh vực nhận được nhiều quan tâm nhất là y tế; lao động, thương binh và xã hội; nông nghiệp, nông thôn, giao thông, vận tải; tài nguyên và môi trường.

Trả lời, giải quyết gần 3.400 kiến nghị

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 3.393 kiến nghị của cử tri. Các kiến nghị đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định. Đến nay, có 3.393/3.393 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 100%.

,
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình


Thông tin được Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình báo cáo trước Quốc hội trpng phiên làm việc sáng 23/5 về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Trong đó, có 110 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội (chiếm 3,3%).

“Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH đã tiếp nhận và trả lời 110/110 kiến nghị, đạt 100%”, Báo cáo ghi rõ.

Có 3.217 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, Bộ, ngành (chiếm 94,8%). 41 kiến nghị liên quan đến công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (chiếm 1,2%).  25 kiến nghị liên quan đến công tác của các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương (chiếm 0,7%).

Nội dung các kiến nghị liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó một số lĩnh vực tiếp tục được nhiều cử tri quan tâm như: Y tế (344 kiến nghị); Lao động, Thương binh và Xã hội (284 kiến nghị); Nông nghiệp, nông thôn (261 kiến nghị); Nội vụ (219 kiến nghị); Giao thông, vận tải (215 kiến nghị); Tài nguyên và Môi trường (199 kiến nghị)…

Đánh giá chung, Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, các kiến nghị cử tri đã được Ủy ban thường vụ Quốc, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm nghiên cứu giải quyết kịp thời, đã thể hiện trách nhiệm cao trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

Nội dung văn bản trả lời mang tính cầu thị, tập trung làm rõ các vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị. Chất lượng việc giải quyết kiến nghị ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cử tri.

“Nhiều kiến nghị được giải quyết như đã nêu ở phần trên đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc góp phần ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân đặc biệt trong giai đoạn đời sống, sản xuất của người dân gặp không ít khó khăn do tác động của đại dịch Covid – 19”, ông Bình nhận mạnh khi trình bày Báo cáo trước Quốc hội.

Ông đã nhắc đến trả lời của Bộ Công thương về các giải pháp bình ổn giá nhất là giá vật liệu xây dựng; của Bộ Công an về ngăn chặn các hành vi lừa đảo trên mạng; Bộ Nội vụ về công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức cấp xã; Bộ Y tế về các giải pháp phòng chống dịch Covid -19.

Các ý kiến trả lời cũng được đánh giá cao là của Bộ Tài chính về kiến nghị xem xét, bãi bỏ quy định mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với mô tô, xe máy; Bộ LĐTB&XH về điều chỉnh chế độ cho người cao tuổi chế độ hưu trí cho đối tượng là cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; Bộ GD&ĐT về tình hình học và giảng dạy trong điều kiện dịch bệnh Covid -19 còn diễn biễn phức tạp; Bộ KH&ĐT về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Bộ TN&MT liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Bộ TT&TT về tăng cường công tác quản lý thông tin trên mạng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cơ chế, chính sách giảm lãi suất tạo điều kiện cho hộ kinh doanh, hộ cá thể phục hồi sản xuất kinh doanh…

Nhiều kiến nghị đang chờ ý kiến thống nhất hay văn bản hướng dẫn

Tuy nhiên, vẫn còn một số kiến nghị vẫn chưa được trả lời đầy đủ, thiếu thống nhất.

Dẫn ý kiến của cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ Công thương sớm ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BCT ngày 21/7/2011 của Bộ Công thương hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới (Thông tư số 28) để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

n
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng nay, 23/5

Theo Ban dân nguyện của Quốc hội, quan điểm của Bộ Công thương chưa thống nhất.

Trong khi trong văn bản trả lời cử tri, Bộ Công thương thừa nhận “việc ban hành Thông tư mới thay thế Thông tư số 28 là cần thiết… xin tiếp thu ý kiến của cử tri và sẽ thực hiện thủ tục công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành đối với Thông tư số 28, đồng thời nghiên cứu xây dựng văn bản mới quy định về kinh doanh xăng dầu khu vực biên giới phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”. Tuy nhiên, khi giải trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công thương lại cho rằng hoạt động kinh doanh xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu khu vực biên giới hiện nay đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, do đó, Bộ Công thương không đề xuất xây dựng thông tư thay thế Thông tư số 28.

“Kiến nghị Bộ Công thương khẩn trương thực hiện thủ tục công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành đối với Thông tư số 28 theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cần nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề cử tri kiến nghị trước khi ban hành văn bản trả lời cử tri, tránh việc không thống nhất khi giải quyết, trả lời”, Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình nhấn mạnh.

Cùng trong nhóm các kiến nghị cần làm rõ hơn, các ý kiến của cử tri tỉnh Hà Tĩnh, Ninh Thuận kiến nghị các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện. Vẫn còn 4 cơ quan, gồm: Bộ NN&PTNT; Bộ Xây dựng, Bộ TT&TT, Thanh tra Chính phủ chưa ban hành văn bản hướng dẫn, nên các địa phương chưa có cơ sở để thống nhất triển khai sắp xếp tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý...

Cử tri tỉnh Đắk Nông tiếp tục kiến nghị di dời đường dây điện cao thế 500 KV ra khỏi trung tâm thành phố Gia Nghĩa nhằm đảm bảo an toàn cho cả người dân cũng như tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương. Đây là kiến nghị từ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV nhưng chưa được giải quyết dứt điểm nên tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, cử tri tiếp tục kiến nghị.

Như vậy, mặc dù từ năm 2015, Bộ Công thương đã giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông để triển khai thực hiện việc di dời nhưng chưa kiểm tra, đôn đốc sát sao việc thực hiện nên sau hơn 06 năm, kiến nghị này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND tỉnh Đắk Nông thực hiện di dời đường dây điện cao thế 500 KV ra khỏi trung tâm thành phố Gia Nghĩa.

Cử tri tỉnh Lào Cai kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (Nghị định số 81). Kiến nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định số 81.

Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong đợt xả lũ trên lưu vực sông Ba Hạ vào cuối tháng 11 năm 2021 gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp thứ ba: 19 ngày giải nhiều bài toán khó
Diễn ra từ 23/5-16/6, kỳ họp thứ ba của Quốc hội khoá XV sẽ đặt lên bàn nghị sự nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, trong đó có 5 dự án...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư