-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Việc thành lập các bệnh viện dã chiến mà không thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động là thực hiện theo Nghị quyết 30 (Ảnh- Duy Linh). |
Ngày 18/10 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thừa uỷ quyền Thủ tướng đã ký báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH (Nghị quyết 30) của Quốc hội.
Như Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn đã nhiều lần đề cập, với Nghị quyết 30, Quốc hội đã trao cho Chính phủ "thượng phương bảo kiếm" vào thời điểm đặc biệt với những giải pháp đặc thù để tăng cường phòng chống dịch Covid-19.
Vậy "thượng phương bảo kiếm" đã được sử dụng thế nào?
Theo báo cáo, về các biện pháp chống dịch, kết quả nổi bật là quy định áp dụng các biện pháp như trong điều kiện tình trạng khẩn cấp, như hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc "ai ở đâu ở đó".
Tiếp tục mở rộng các cơ sở thu dung điều trị Covid - 19, đặc biệt là việc thành lập các bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19, trạm y tế lưu động mà không thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động.
Về cấp phép, đăng ký lưu hành, sản xuất, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu kết quả nổi bật là quy định việc cho phép sử dụng kết quả đánh giá giữa kỳ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc hoặc hiệu quả bảo vệ của vắc-xin để xem xét cấp đăng ký lưu hành, phê duyệt có điều kiện vắc-xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Hay quy định việc thừa nhận kết quả cấp phép của các nước phát triển để rút ngắn thời gian cấp phép lưu hành đối với trang thiết bị y tế.
Về cơ chế mua sắm, kết quả được kể đến là Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết quy định một số nội dung khác với Luật đấu thầu, Luật quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản dưới Luật để mua sắm, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ phòng, chống dịch trong trường hợp cấp bách. Ví dụ như, việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu thì Chủ tịch ủy ban Nhân dân cấp tỉnh được tổ chức lập, thẩm định và quyết định phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, không phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, đến nay chưa có địa phương nào áp dụng biện pháp này trong mua sắm;
Một số điểm đáng chú ý khác như: Bổ sung các tài liệu làm căn cứ xây dựng giá gói thầu và hướng dẫn cả trường hợp không xác định được giá do diễn biến phức tạp của dịch bệnh; Không phải áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng đối với trường họp nhận viện trợ, tài trợ, hỗ trợ tài sản của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; có thể mua sắm tài sản với số lượng cao hơn tiêu chuẩn, định mức.
Báo cáo cũng đề cập kết quả công tác bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống Nhân dân. Cụ thể, đã xuất cấp 137.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 31 tỉnh, thành phố để hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19; triển khai gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, với kết quả đã giải ngân 21.890 tỷ đồng cho trên 24,2 triệu người lao động, đơn vị sử dụng lao động và đối tượng khác.
Kế quả nữa là triển khai gói hỗ trợ 38.000 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, đến nay đã hỗ trợ 1.251 tỷ đồng cho 428.894 người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia; giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 363.300 đơn vị sử dụng lao động với kinh phí khoảng 7.595 tỷ đồng.
Việc chăm lo cho người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người yếu thế khác, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo xây dựng chính sách cho trẻ mồ côi do dịch bệnh COVID-19 (Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ khoảng 7,83 tỷ đồng cho khoảng 1.500 trẻ em mồ côi do COVID-19).
Các cấp công đoàn đã chỉ đạo, bảo đảm hỗ trợ tuyến đầu chống dịch và đoàn viên, người lao động từ nguồn tài chính công đoàn và nguồn xã hội hóa với số kinh phí bảo đảm trên 5.200 tỷ đồng.
Bộ trưởng Y tế cũng cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết và chế độ cho lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch. Chính phủ đang xem xét điều chỉnh, nâng mức phụ cấp chống dịch lên bình quân 1,5 lần cho các đối tượng làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại một số đơn vị, địa phương.
Về thực hiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp thì đã sửa đổi, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 như: gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm thu một số khoản phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng; giảm giá điện nước, cước dịch vụ viễn thông...; cho phép coi khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 là chi phí hợp lý.
"Các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng của năm 2020 cũng như kết quả đạt được trong năm 2021", báo cáo nêu rõ.
Không có hạn chế nào trong thực hiện Nghị quyết 30 được nêu ra mà chỉ có một việc chưa thực hiện được. Đó là Chính phủ đã ban hành Nghị quyết cho phép sử dụng ngân sách nhà nước chi trả cho bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo chi phí thực tế; chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không thể thực hiện được việc bóc tách chi phí điều trị COVID-19 và các bệnh khác trong quá trình điều trị.
Cập nhật đến ngày 16/10, báo cáo thống kê Việt Nam đã ghi nhận 860.000 ca mắc Covid-19, trong đó riêng đợt dịch thứ 4 ghi nhận 858.000 ca mắc và 21.000 ca tử vong. Tính trên 1 triệu dân, số mẳc xếp thứ 155/223 trên thế giới, 09/11 trong ASEAN; số tử vong xếp thứ 134/223 trên thế giới, 06/11 trong ASEAN; tỷ lệ tử vong trên số mắc là 2,4%, xếp thứ 58/223 trên thế giới, 03/11 trong ASEAN.
-
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu