-
Hà Nội siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công vụ -
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế: Vì sao chọn ngưỡng 50 triệu đồng? -
Dự thảo Nghị quyết số 01 năm 2025 có gì mới? -
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 cao hơn 8% -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,4% trong năm 2024 -
Chính phủ họp bàn với các địa phương để thúc tăng trưởng kinh tế
Phiên họp sáng 7/1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. |
Tiếp tục phiên họp thứ 41, sáng 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Báo cáo về nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng đề nghị sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Gồm, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy; công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có).
Ông Tùng cũng đề cập 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất. Theo đó, về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), đề nghị Chính phủ thông tin rõ về tiến độ, trường hợp chuẩn bị kịp hồ sơ tài liệu của dự án Luật thì trình Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 (tháng 2/2025) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).
Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách - cơ quan chủ trì giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật báo cáo, có ý kiến để làm cơ sở cho việc xem xét về thời điểm trình Quốc hội thông qua. Trường hợp chuẩn bị kịp và chất lượng tốt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thấy đủ điều kiện thì mới trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần này.
Về Tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, ông Tùng nói, theo chủ trương của cấp có thẩm quyền, việc tổ chức Kỳ họp bất thường vào cuối tháng 2/2025 sẽ tập trung ưu tiên xem xét, thông qua các nội dung cấp thiết, cấp bách liên quan đến thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Mặt khác, việc xem xét, quyết định đối với dự án đầu tư cũng đòi hỏi có thời gian để tiến hành các hoạt động khảo sát, đánh giá tác động thận trọng. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, đồng thời, đề nghị Ủy ban Kinh tế, theo lĩnh vực phụ trách, báo cáo ý kiến về vấn đề này.
Về thời gian, ông Tùng dự kiến Quốc hội họp khoảng 4,5 ngày, khai mạc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2/2025. Có bố trí thời gian Quốc hội nghỉ họp để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.
Trường hợp trình Quốc hội dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng… thì thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm khoảng 2 ngày.
Liên quan đến Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết hiện taị chưa có bất cứ thông tin gì để phục vụ công tác thẩm tra.
Báo cáo sau đó, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Đỗ Ngọc Huỳnh thông tin, về dự án này Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt, giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo tiền khả thi và xin ý kiến cấp có thẩm quyền vào giữa tháng 1 này.
Thủ tướng đã trực tiếp thị sát ở Lào Cai, chỉ đạo các cơ quan liên quan quyết liệt chuẩn bị để trình Quốc hội vào Kỳ họp tháng 2/2025 kịp khởi công toàn tuyến vào tháng 10/2025, ông Huỳnh cho hay.
Vẫn theo lãnh đạo Văn phòng Chính phủ thì Chính phủ xác định ngay trong năm 2025 tăng trưởng 8% nên bên cạnh các luật về tổ chức bộ máy các nội dung còn lại đều rất cấp thiết để phục vụ phát triển kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưy ý việc đảm bảo thời gian trình và gửi xin ý kiến đại biểu các nội dung của Kỳ họp, nhất là các nội dung nằm ngoài việc sắp xếp tổ chức bộ máy “tới giờ chưa có tờ giấy nào nằm trên bàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
“Nếu chuẩn bị đầy đủ, chất lượng thì chúng tôi sẽ trình”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhấn mạnh chỉ còn 1,5 tháng để chuẩn bị Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ nội dung quan trọng của Kỳ họp này là thể chế hóa quyết định của Trung ương vể sắp xếp bộ máy nên các cơ quan phải khẩn trương chuẩn bị các nội dung của Kỳ họp. Các nội dung đề nghị bổ sung vào chương trình đều đang trong quá trình chuẩn bị tài liệu, cần phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, nếu kịp và có chất lượng sẽ trình Quốc hội, ông Mẫn lưu ý.
-
Dự thảo Nghị quyết số 01 năm 2025 có gì mới? -
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2025 cao hơn 8% -
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 8,4% trong năm 2024 -
Chính phủ họp bàn với các địa phương để thúc tăng trưởng kinh tế -
Quảng Ninh đề xuất các phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức ngoài định hướng của Trung ương -
Bộ máy mới sau sắp xếp tại TP.HCM sẽ hoạt động từ ngày 1/4/2025 -
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ ngày 15/1/2025
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
- OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI