-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược
Hành động sớm của Việt Nam giúp giảm sự lây nhiễm, cứu sống hàng ngàn tính mạng. |
Việt Nam là nơi trú ngụ an toàn
Kể từ Thế chiến thứ II, nhiều người Anh hành động theo phương châm “Cứ bình tĩnh và tiếp tục tiến lên” khi một tình huống căng thẳng xuất hiện. Các dòng chữ này xuất phát từ một áp-phích của Chính phủ Anh từ năm 1939, nhằm cổ vũ nhuệ khí của dân chúng bị đe dọa bởi các cuộc tấn công vào các thành phố lớn. Ngày hôm nay, kẻ thù của người Anh - dịch Covid-19, đã chính thức xuất hiện không chỉ tại nước Anh, mà gần như tại tất cả các quốc gia trên thế giới.
Có chung đường biên giới với tâm dịch tại Trung Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng ngay từ những ngày đầu tiên dịch bệnh hoành hành, song số ca nhiễm tại Việt Nam sau một vài tháng vẫn được kiểm soát ở mức hai con số và đến ngày 23/3 mới lên đến 3 con số. Đây là thành tích đáng ghi nhận so với số người nhiễm tăng nhanh từng ngày tại các nước xuất hiện dịch bệnh này. Nhiều người Anh đang có mặt tại Việt Nam cũng lưỡng lự với quyết định sẽ trở về nước, hay giữ bình tĩnh và tiếp tục ở lại Việt Nam.
Bà Josephine, một người Anh đang sống cùng con gần TP. Đà Nẵng chia sẻ: “Tôi thấy cần phải về nước, nhưng cũng muốn ở lại đây xem tình hình thế nào. Tôi vẫn theo sát tình hình tại Anh. Đa số mọi người đều chưa sẵn sàng với những gì đang xảy ra. Tôi cũng thấy cảnh tượng các cửa hàng tại Anh bị vét sạch thực phẩm cũng như giấy vệ sinh. Thật không thể tưởng tượng nổi!”.
Với nhiều người nước ngoài, Việt Nam giờ chính là quê hương thứ hai. Bà Josephine chưa trở về Anh từ hơn một năm nay. Trong khi đó, ông Andrew, một giáo viên đến từ Scotland đã ở Việt Nam trong thời gian dài lại muốn về nước vì các trường học tại Việt Nam vẫn tiếp tục đóng cửa. “Tôi đăng ký chuyến bay về nước từ vài tuần trước. Nếu không có gì thay đổi, thì tại quê nhà, tôi vẫn có thể dạy trực tuyến và sống cùng gia đình một thời gian. Nhưng quê hương tôi cũng sắp sửa bị đóng cửa rồi”, ông Andrew buồn bã cho biết.
Không có chỗ cho sự do dự
Một trong những lý do giải thích cho sự khác biệt này là Chính phủ Việt Nam đã hành động rất quyết liệt nhằm hạn chế sự lan rộng của Covid-19. Trong khi một số tòa soạn báo lớn trên thế giới khen ngợi các biện pháp kiềm chế dịch bệnh của Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan, người Việt Nam và người nước ngoài tại đây đã hết sức nỗ lực tuyên truyền và Việt Nam cũng hoàn toàn xứng đáng được khen ngợi như vậy.
Trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố châu Âu là điểm nóng của cuộc khủng hoảng Covid-19, trong 3 tuần liền, Việt Nam không có ca nhiễm mới. Đa số các ca nhiễm gần đây đều xuất phát từ chuyến bay trở về từ châu Âu và tại Việt Nam cũng chưa có trường hợp nào tử vong.
Nhiều du khách, người nước ngoài nhập cảnh thường xuyên thông báo trên trang cá nhân rằng, họ cảm thấy an toàn khi ở Việt Nam và đặc biệt ấn tượng với các biện pháp mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Ông Dale trở lại Hà Nội 2 tuần trước và chia sẻ về trải nghiệm test kit (xét nghiệm Covid-19): “Tôi biết ơn những nỗ lực của các bác sĩ, y tá. Họ đã thực hiện công việc một cách xuất sắc. Nếu như bạn có bất cứ một triệu chứng nhỏ nào giống như tôi đã từng, tốt nhất bạn nên tự cách ly ở nhà, vì điều đó sẽ giúp giảm gánh nặng cho cả hệ thống”.
Ở trường hợp khác, Gavin - người rất nổi tiếng trên truyền thông 2 tuần trước sau khi chia sẻ trải nghiệm trong khu cách ly tại Việt Nam, cũng bộc bạch: “Những người lính tại khu cách ly rất quan tâm và chu đáo với chúng tôi. Một người còn mua cho tôi sim điện thoại. Cảm ơn Việt Nam vì lòng tốt và cách mà các bạn đối xử với những người bị cách ly. Mong rằng, các nước khác cũng có sự chuẩn bị tốt như vậy”.
Gần đây, nhiều người nước ngoài chia sẻ hình ảnh một nhóm chiến sĩ Việt Nam ngủ chung trong căn phòng tồi tàn để nhường giường cho người dân bị cách ly trên Twitter. Đỗ Thanh Hải, chủ nhân của bài đăng này viết: “Những người lính nấu ăn, phục vụ, chăm sóc, làm sạch và bảo vệ những người bị cách ly. Họ là những chiến sĩ thầm lặng trên tuyến đầu chống dịch Covid-19”.
Nhiều người nước ngoài tới Việt Nam đã bày tỏ lòng cảm kích với sự chuẩn bị của Việt Nam với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau. Một gia đình người nước ngoài từng trải qua cách ly tại Việt Nam nói: “Chúng tôi tôn trọng những gì đã phải xảy ra và rất cám ơn bệnh viện, các nhân viên đã chăm sóc chúng tôi chu đáo”.
Cảm thấy thất vọng với phản ứng có phần chậm hơn từ một số quốc gia, một du khách người Anh đang được cách ly ngay sau khi tới Việt Nam viết trên trang cá nhân: “Trong khi nhiều nước khác còn do dự, Việt Nam đã có sự chuẩn bị”.
Không chỉ quyết liệt hành động phòng, chống dịch trong nước, Chính phủ Việt Nam còn nỗ lực giúp đỡ các quốc gia khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh thông qua xuất khẩu bộ test kit thử lây nhiễm Covid-19 do Việt Nam tự sản xuất sang châu Âu. 50 bộ test kit được thông báo đã xuất khẩu đi Ukraine, 100 bộ test kit được chuyển tới Phần Lan, trước khi các quốc gia này quyết định nhập khẩu chính thức.
Nhiều nước khác cũng đề nghị mua sản phẩm do Việt Nam sản xuất. TP. Hà Nội còn thông báo đặt mua 200.000 test kit, tức 4.000 bộ, để sử dụng tại Hà Nội và tặng cho các bệnh viện tại Italia.
Sau một thời gian phản ứng có phần hơi do dự trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Chính phủ Anh cuối cùng cũng có động thái chuẩn bị đóng cửa trường học và khuyên bất kỳ người dân có vấn đề về sức khỏe nên ở nhà trong 12 tuần tới. Còn tại Việt Nam, việc đóng cửa trường học, những khu vực nên tránh, hay yêu cầu đeo khẩu trang nơi công cộng đã được thực hiện từ nhiều tuần nay.
Một người Anh dùng Twitter nhận định: “Dù chặng đường trước mắt còn dài, song Việt Nam đã làm những điều cần thiết ngay từ lúc dịch bắt đầu. Tôi từng nghĩ, các biện pháp như đóng cửa trường học là thái quá, song thực tế chứng minh rằng, tôi đã nhầm”.
-
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
-
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi