-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Tuyến metro số 3 Hà Nội sẽ được kéo dài đến tận ga Hoàng Mai. |
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 9191/VPCP – CN gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND TP. Hà Nội truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh về việc đề xuất khoản vay cho Dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (metro số 3), đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai dự kiến vay vốn ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFP).
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội đánh giá nguồn vốn vay ADB với các nguồn vốn huy động khác (bao gồm cả vốn huy động trong nước) để lựa chọn vốn vay phù hợp, đảm bảo khả năng trả nợ, an toàn nợ công của địa phương, trong đó cần so sánh hai phương án: vay nước ngoài và vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; nếu vay nước ngoài không hiệu quả thì bố trí nguồn vốn khác để thực hiện, gửi Bộ Kế hoạch và Đầutư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội đánh giá kỹ sự cần thiết đầu tư, hiệu quả đầu tư của đề xuất Dự án, trong đó cần rà soát và làm rõ quy hoạch tổng thể; hiệu quả các dự án đường sắ tđô thị đã và đang triển khai, khả năng bố trí mặt bằng, khả năng kết nối, đồng bộ công nghệ, khả năng triển khai đúng tiến độ,… như kiến nghị của Bộ Tài chính, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Vào cuối tháng 11/2021, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất các khoản vay cho Dự án.
Tại công văn này, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP. Hà Nội rà soát lại hướng tuyến, vị trí các ga ngầm, làm rõ nguyên nhân tổng mức đầu tư Dự án cao hơn các dự án tuyến metro số 3 đoạn từ Nhổn – ga Hà Nội, số 2 đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo trong khi quy mô Dự án nhỏ hơn, chiều dài tuyến ngắn hơn.
Do dự án này huy động vốn vay nước ngoài khá hơn, nên Bộ Tài chính đề nghị UBND TP. Hà Nội lưu ý rút kinh nghiệm từ Dự án metro số 3 đoạn Nhổn – ga Hà Nội để rà soát, không ký đồng thời hiệp định vay với các nhà tài trợ mà nên ký hiệp định vay theo nhu cầu giải ngân và tiến độ Dự án tương ứng với từng gói vay cho từng hạng mục khác nhau; tránh trường hợp ký hiệp định vay cùng lúc nhưng không có nhu cầu giải ngân đồng thời. Điều này dẫn tới Dự án phải trả phí cam kết đến hết thời gian ân hạn mà chưa giải ngân được, phải gia hạn thời gian rút vốn của hiệp định vay, gây tốn kém chi phí và sử dụng vốn vay không hiệu quả.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đề nghị Hà Nội đánh giá nguồn vốn vay ADB với các nguồn vốn khác (bao gồm vốn huy động trong nước) để lựa chọn vốn vay phù hợp, đảm bảo khả năn trả nợ, an toàn nợ công của địa phương và so sánh giữa hai phương án: vay nước ngoài và vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Nếu vay nước ngoài không hiệu quả, Bộ Tài chính đề nghị bố trí nguồn vốn khác để thực hiện.
Theo đề xuất của UBND TP. Hà Nội, Dự án metro số 3, đoạn ga Hà Nội – Hoàng Mai có chiều dài 8,7 km đi ngầm toàn bộ theo hành lang Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh. Ống hầm kép đi song song, ngầm qua nút giao Ô Đống Mác (vành đai 1), Mai Động (vành đai 2) và kết thúc phía sau Vành đai 3 với 7 ga ngầm (Hàng Bài, Trần Thánh Tông, Kim Ngưu, Mai Động, Tân Mai, Tam Trinh, Yên Sở), 1 khu lập tầu (phía sau, sát Trạm bơm Yên Sở).
Dự kiến thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2023 đến năm 2028 với tổng mức đầu tư là 1.752,78 triệu USD, tương đương 40.577 tỷ đồng, trong đó vốn vay các nhà tài trợ nước ngoài: 1.478,68 triệu USD, tương đương 34.231 tỷ đồng, gồm vay ADB 940,8 triệu USD; vay KfW 305,08 triệu USD; vay AFD 232,8 triệu USD. Phần còn lại là vốn đối ứng trị giá 6.346 tỷ đồng, tương đương 274,1 triệu USD từ nguồn Ngân sách Thành phố.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai
-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả