Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 21 tháng 12 năm 2024,
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu
Thế Hoàng - 20/12/2024 17:50
 
Chính sách công nghiệp quốc gia cần kiến nghị khắc phục những hạn chế cố hữu của Việt Nam lâu nay liên quan đến năng suất lao động thấp, hạn chế về công nghệ, phụ thuộc vào các ngành thâm dụng lao động.
Chính sách công nghiệp cần có sự thích ứng trong bối cảnh mới.
Chính sách công nghiệp cần có sự thích ứng trong bối cảnh mới, tập trung gỡ những hạn chế về năng suất lao động, công nghệ...

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Chính sách công nghiệp quốc gia: Một số xu hướng mới và tầm nhìn cho Việt Nam”.

Sự kiện nằm khuôn khổ Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh do Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển LB Đức tài trợ thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ).

Một số bài học cho Việt Nam về chính sách công nghiệp quốc gia
Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp bền vững; Đẩy mạnh số hóa qua việc xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực số; phát triển năng lượng bền vững, giảm khí thải nhà kính; hỗ trợ cho DNNNV để không bị tụt hậu; phát triển chuỗi cung ứng nội địa; tăng cường năng lực công nghệ nội địa, giảm sự phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu; quản lý và tối ưu hóa các nguồn lực công nghiệp thông qua chính sách tài chính.

Công bố Báo cáo Chính sách công nghiệp quốc gia, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM cho biết: "Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và triển khai chính sách công nghiệp quốc gia hiệu quả vừa là yêu cầu cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài".

Bởi, chính sách công nghiệp không chỉ giúp định hướng và tạo động lực cho phát triển các ngành kinh tế riêng lẻ mà còn phải tạo động lực mới để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng, tăng mức độ-hiệu quả tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Báo cáo đề cập về chính sách công nghiệp phải hướng tới tháo gỡ những vấn đề cần phải cải thiện của Việt Nam như năng suất lao động còn thấp, khả năng phát triển công nghệ hạn chế và sự phụ thuộc vào các ngành thâm dụng lao động. 

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng: "Nhưng trước xu hướng mới của toàn cầu, đòi hỏi chính sách công nghiệp của Việt Nam cũng phải có sự thích ứng. Trong đó, Việt Nam cần tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm như công nghiệp công nghệ cao, chế biến sâu và các lĩnh vực gắn với công nghệ số nhằm tạo nền tảng đột phá cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam".

Nêu kiến nghị về chính sách công nghiệp quốc gia, Báo cáo cho rằng, tập trung cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu chi phí, thời gian cho doanh nghiệp; thiết lập khung pháp lý linh hoạt để doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn và mở rộng sản xuất khi cần thiết, phát triển các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và an toàn cho doanh nghiệp...

Về hợp tác kinh doanh quốc tế, ưu tiên mở rộng và tham gia các FTA với các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến, thu hút FDI từ các doanh nghiệp công nghệ cao vào các lĩnh vực công nghiệp.

Với các yêu cầu cấp thiết về phát triển bền vững, Báo cáo kiến nghị xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh, thúc đẩy các dự án nghiên cứu và ứng dụng công nghệ giảm phát thải, phát triển năng lượng tái tạo phục vụ cho các khu công nghiệp...

WB: Xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo hồi phục tốt
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế tạo đang và sẽ tiếp tục phục hồi trong hai năm tới, dựa trên dự báo tăng trưởng nhẹ và nhu cầu nhập...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư