
-
Hà Nội thí điểm điều chỉnh giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, từ 7/4
-
40% việc làm toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo
-
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay
-
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO -
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế
Theo thông báo của nhiều trường đại học, học phí đại học chính quy chương trình chuẩn năm học 2023 2024 dao động từ 16 đến 22 triệu đồng/năm học.
![]() |
Nhiều trường đại học thông báo dự kiến sẽ tăng học phí trong năm học 2023 - 2024. |
Lộ trình tăng học phí cho từng năm của trường này tối đa 10% và thực hiện theo Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền dự kiến nâng mức thu hệ đại trà từ hơn 440.000 đồng lên hơn 500.000 đồng/tín chỉ đối với khóa tuyển mới sắp tới. Với hệ chất lượng cao, mỗi sinh viên phải nộp gần 1,5 triệu đồng/tín chỉ, so với mức cũ là 1,3 triệu đồng/tín chỉ.
Trường đại học FPT tăng học phí chính khóa lên 28,7 triệu đồng/học kỳ (57,4 triệu đồng/năm học). Được biết, năm 2020 và 2021, mức học phí là 25,3 triệu đồng/học kỳ; năm 2022 và 2023, học phí là 27,3 triệu đồng/học kỳ.
Ở khu vực phía Nam, Trường đại học Kinh tế TP.HCM nâng mức học phí lên 940.000 đồng/tín chỉ với chương trình chuẩn. Với các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, mức học phí gấp 1,4 lần so với các học phần giảng dạy bằng tiếng Việt. Năm 2022, học phí của trường ở mức 715.000 đồng/tín chỉ (tương đương 22,5 - 29,9 triệu đồng/năm).
Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM quyết định mức học phí lên 30 triệu đồng/năm với chương trình trình chuẩn, tăng 2,5 triệu đồng so với mức dự kiến năm 2022.
Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM dự kiến tăng học phí các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, y học cổ truyền, dược học lên mức 55,2 triệu đồng/năm (tăng 6,2 triệu đồng so với năm học trước). Riêng ngành điều dưỡng có mức học phí 41,8 triệu đồng/năm (tăng 4,8 triệu đồng so với năm học trước).
Cũng về chính sách học phí, năm 2023, Chính phủ quy định đối tượng miễn học phí gồm: Sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
Hoặc học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước;
Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Các đối tượng được giảm học phí 70% gồm: Sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật, một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định...
Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Mùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học đưa ra các chương trình hỗ trợ học phí, cấp học bổng nhằm thu hút thí sinh ứng tuyển vào các ngành khoa học cơ bản.
Từ năm học 2022 - 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội đã triển khai thí điểm các suất học bổng cho sinh viên các ngành khoa học cơ bản thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Trong đó, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên có 9 ngành được hỗ trợ, gồm: Tài năng Toán học, Tài năng Vật lý, Tài năng Hóa học, Tài năng Sinh học, Địa lý tự nhiên, Địa chất học, Tài nguyên và môi trường nước, Hải dương học và Công nghệ kỹ thuật hạt nhân.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm 9 ngành: Hán Nôm, Lịch sử, Triết học, Tôn giáo học, Chính trị học, Nhân học, Việt Nam học, Ngôn ngữ học và Văn học.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2022 cũng dành 2 tỷ đồng học bổng để cấp cho sinh viên trúng tuyển vào 7 ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học trái đất và khoa học biển gồm: Vật lý, Hải dương học, Kỹ thuật hạt nhân, Kỹ thuật địa chất, Địa chất học, Khoa học môi trường và Công nghệ kỹ thuật môi trường.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM cũng hỗ trợ 35% học phí cho sinh viên thuộc 9 ngành là Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin - Thư viện, Lưu trữ học, Ngôn ngữ Ý, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga.
-
Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay -
Hội Sách Hà Nội lần thứ X năm 2025 có quy mô khoảng 300 gian hàng -
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo xây dựng “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO -
Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế -
Hà Nội hợp nhất 2 đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp -
Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế -
Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển