
-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược
-
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở
-
Luật phải là “cao tốc Bắc Nam” của khoa học công nghệ, khơi thông mọi nguồn lực
-
Thủ tướng Australia mong muốn đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Thủ tướng: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên -
Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 trên ứng dụng VNeID
![]() |
468/475 đại biểu Quốc hội tán thành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến. |
Tòa án nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản; tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án rõ ràng, trừ một số trường hợp.
Đây là nội dung trong Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến vừa được đa số các đại biểu Quốc hội thông qua.
Theo Nghị quyết, phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.
Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến phải tuân thủ các quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Theo Nghị quyết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền ban hành hoặc chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này.
Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết này trong báo cáo công tác hằng năm.
Các trường hợp không được áp dụng phiên tòa trực tuyến để xét xử:
a) Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật nhà nước;
b) Vụ án hình sự về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
c) Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.
Nguồn: Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức phiên tòa trực tuyến

-
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược
-
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở
-
Luật phải là “cao tốc Bắc Nam” của khoa học công nghệ, khơi thông mọi nguồn lực
-
Thủ tướng Australia mong muốn đẩy mạnh quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Thủ tướng: Đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên -
Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013 trên ứng dụng VNeID -
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của 63 tỉnh thành -
Doanh nghiệp Việt Nam – Kazakhstan khai thác cơ hội hợp tác để cùng phát triển -
Lạm phát đang được kiểm soát tốt, nhưng sức ép chỉ đạo, điều hành vẫn còn lớn -
Sẽ có Nghị quyết của Bộ Chính trị về chăm sóc sức khỏe, tiến tới miễn viện phí toàn dân -
"Nhiệt kế kinh doanh" ấm trở lại, nhưng chưa mạnh mẽ
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025