
-
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
-
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình"
-
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long -
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
![]() |
Dự báo nhu cầu điện trong tháng 5 và tháng 6 tiếp tục tăng cao, ngành điện đang căng mình để lo cấp điện ổn định, an toàn. |
Tiêu thụ điện lập đỉnh mới
Ông Vũ Xuân Khu, Phó giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho hay, vào ngày 24/4, đỉnh công suất sử dụng điện của hệ thống đã lập kỷ lục mới với 35.700 MW. Đáng nói là, tháng 4 chưa được xem là cao điểm nắng nóng trên toàn quốc, bởi miền Bắc và miền Trung chưa thực sự bước vào mùa hè.
Sản lượng điện tiêu thụ ngày 24/4 đã lên tới 751,2 triệu kWh, cộng dồn 4 tháng đầu năm đạt 74,35 tỷ kWh, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự kiến, trong năm 2019, tiêu thụ điện có thể lập đỉnh mới với 800 triệu kWh/ngày (năm ngoái, hệ thống điện đã đạt đỉnh sản lượng tiêu thụ trong một ngày là 723,9 triệu kWh).
Đáng nói là, dù nhu cầu tiêu thụ điện tăng lên, nhưng việc huy động nguồn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhiều hồ thuỷ điện ở miền Trung và miền Nam có mức nước tích được thấp. “Lượng nước hiện tích được trong các hồ thuỷ điện ở miền Trung và miền Nam chỉ tương đương sản lượng 2 tỷ kWh, đáp ứng nhu cầu điện cho cả nước trong 3 ngày. Còn nếu tính riêng ở miền Nam, lượng nước tích được chỉ tương đương 380 triệu kWh, bằng mức tiêu thụ của miền Nam trong một ngày”, ông Khu nói.
Trên thực tế, nhu cầu điện tăng cao ở miền Nam, trong khi nguồn tại chỗ và truyền tải có giới hạn bởi yếu tố kỹ thuật đã khiến ngành điện phải huy động thêm 160 triệu kWh điện chạy dầu có mức giá trên 5.000 đồng/kWh để đáp ứng nhu cầu cấp điện.
Căng mình lo cấp điện
Với thực tế bắt đầu bước vào mùa hè ở miền Bắc và miền Trung, dự báo nhu cầu điện trong tháng 5 và tháng 6 tiếp tục tăng cao, ngành điện đang căng mình để lo cấp điện ổn định, an toàn. Theo A0, dự kiến tháng 5 và 6, phụ tải tăng trưởng cao theo chu kỳ hàng năm, ở mức 42,8 tỷ KWh, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018. Công suất tiêu thụ cực đại năm 2019 có thể đạt tới 37.000 - 39.000 MW, tăng 11-14% so với năm ngoái.
Trong lúc đó, tới cuối năm 2018, hệ thống điện có công suất đặt khoảng 49.500 MW, nhưng công suất khả dụng chỉ khoảng 37.000 - 39.000 MW.
Việc các nhà máy điện mặt trời đang được ồ ạt đưa vào trước tháng 7/2019 tuy có giúp bổ sung công suất, nhưng không phải là nguồn để hy vọng lớn. Đơn cử, trưa 7/5/2019, khi 650 MW điện mặt trời khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận đang vận hành thì đột ngột giảm nhanh xuống còn 200 MW vì mây giông. Rất may là thời điểm đó, đường dây 500kV còn dự phòng 200 MW, nên hệ thống điện đã gặp không vấn đề gì.
Mặc dù lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khẳng định, năm 2019 vẫn sẽ đảm bảo cung cấp điện, nhưng với thực tế nguồn dự phòng đã gần hết, nhất là ở khu vực miền Nam không còn, hàng loạt biện pháp cũng đã được triển khai. Đáng chú ý trong số này là thoả thuận với các khách hàng dùng điện lớn tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR).
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban kinh doanh EVN cho hay, hiện cả nước có trên 5.000 khách hàng là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và EVN đã làm việc với trên 2.000 khách hàng để tham gia quản lý phụ tải, chủ động giảm tiêu dùng điện trong giờ cao điểm và chuyển sang dùng giờ khác theo thông báo của EVN.
“Điều này nhằm tránh cho công suất toàn hệ thống không bị vọt lên quá cao trong những giờ cao điểm, giúp mọi người cùng có điện để dùng, không phải đổ dầu làm giá điện lên 5.000 đồng/kWh”, ông Dũng nói và cho biết, nhiều nước có cơ chế tài chính đi kèm để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện thực hiện chương trình DR.
Thực tế, con số khách hàng tham gia quản lý phụ tải trên thực tế chưa như kỳ vọng của ngành điện. Cụ thể, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc (EVN NPC), hết tháng 4/2019, đã tiến hành làm việc với 1.002 khách hàng trên tổng số 1.607 khách hàng có mức sản lượng trên 3 triệu kWh/năm và đã ký thỏa thuận với 517 khách hàng tham gia chương trình DR.
Ở Tổng công ty Điện lực miền Nam, hết tháng 4, đã có 566 khách hàng ký thỏa thuận đồng ý tham gia quản lý phụ tải. Tuy nhiên, nếu nhìn danh sách 6/21 công ty điện lực đã vận động được 100% khách hàng tham gia là Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh, Lâm Đồng và Ninh Thuận, có thể thấy rõ sự thiếu vắng của các địa phương tập trung đông doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

-
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
-
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình" -
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long -
Nhà Vua Philippe mong muốn doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào năng lượng, khai khoáng tại Việt Nam -
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại -
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà Vua Vương quốc Bỉ -
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025 -
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng, chống lãng phí
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics