
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Ông Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiểm toán nhà nước cho biết, năm 2014, KTNN sẽ tập trung đánh giá việc tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng…
![]() | ||
Tổng công ty Thép Việt Nam nằm trong danh sách đề nghị kiểm toán trong năm 2014. (Ảnh: Đ.T) |
Theo ông Vạn, ngoài kiểm toán ngân sách tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 15 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, năm 2014, KTNN tập trung nhân lực và thời gian vào những lĩnh vực nổi cộm được dư luận xã hội đặt biệt quan tâm, như đầu tư xây dựng, các chương trình mục tiêu quốc gia, nợ công, tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Hiện KTNN đã “chốt” 44 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính, ngân hàng để trình kiến nghị Quốc hội cho phép kiểm toán trong năm 2014.
Đồng tình với đề xuất kiểm toán 161 đầu mối, nhưng trước thực trạng lãnh đạo một số doanh nghiệp công ích nhận lương khủng mới bị phát giác, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề xuất, nên cân nhắc kiểm toán một số doanh nghiệp nhà nước công ích tại các thành phố lớn, kiểm toán chính sách tiền lương, biên chế đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
“Trong 8 tháng đầu năm, KTNN mới hoàn thành 70% kế hoạch kiểm toán năm 2013, vì vậy, năm 2014 chưa nên mở rộng đầu mối kiểm toán, mà thay vào đó, kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm để nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán. Trước mắt, ưu tiên kiểm toán những lĩnh vực thời sự, gây bức xúc trong dư luận trong thời gian gần đây”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đề xuất.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đồng tình với quan điểm này khi cho rằng, dự kiến kiểm toán 11 đầu mối trong lĩnh vực quốc phòng và 6 đầu mối trong lĩnh vực an ninh là quá nhiều và dàn trải.
Ông Sơn đề nghị giảm đầu mối kiểm toán trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thay vào đó, tập trung kiểm toán các doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý. Điều này theo ông Sơn, vừa bảo đảm kiểm toán đủ đầu mối kiểm toán trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, vừa bảo đảm mở rộng kiểm toán đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, không nên kiểm toán quá nhiều đầu mối, vượt quá khả năng của Kiểm toán Nhà nước, mà chỉ nên lựa chọn vấn đề thật sự thời sự, thật sự gây bức xúc trong dư luận.
“Cần phải hết sức tránh tình trạng, một đơn vị, đặc biệt là đơn vị sản xuất, mà trong một năm phải tiếp cả KTNN, Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành, cơ quan kiểm tra của Đảng, cơ quan giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, bà Ngân lưu ý.
Hàn Tín

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort