-
Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới” -
Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn -
Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng -
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua -
Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land -
Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
Khổ như cư dân Đại Thanh (Baodautu.vn) Không đủ nước sinh hoạt, chỗ gửi xe chật chội, các tiện ích sinh hoạt khác bất tiện là những nỗi khổ mà nhiều cư dân tại chung cư thương mại rẻ nhất Hà Nội - Đại Thanh đang phải nếm trải. |
Như Báo Đầu tư Điện tử - Baodautu.vn đã thông tin trong bài viết "Khổ như cư dân Đại Thanh", suốt một tháng qua hơn 4.000 cư dân Khu chung cư Đại Thanh phải sống chung với cảnh mất nước. Sáng hôm nay ngày 5/6, trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco) khẳng định: Khu Đại Thanh thiếu nước trầm trọng thời gian qua là do chủ đầu tư đã thiết kế đường ống nội bộ không hợp lý, xây thêm nhiều tầng so với lúc dự án được phê duyệt, khiến mật độ dân số tăng cao đột biến.
Đại Thanh đã không thoả thuận cấp nước ban đầu với Viwaco để được tư vấn lắp đặt hệ thống ống nước nội bộ một cách khoa học, công tác quản lý, điều hành, điều tiết nước trong mạng nội bộ yếu kém, khi xảy ra sự cố không chịu khắc phục triệt để mà đổ lỗi cho người khác là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng hơn 2 tháng nay ở khu đô thị Đại Thanh do Xí nghiệp của đại gia “điếu cày” Lê Thanh Thản làm chủ đầu tư.
Cư dân Đại Thanh đang "sống khổ" vì mất nước thường xuyên. |
Đại Thanh đang “đá bóng” trách nhiệm
Ban đầu, BQL khu đô thị Đại Thanh đổ lỗi cho việc mất nước là do vỡ đường ống dẫn nước của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch (Viwaco), những ngày đầu hè nắng nóng, lượng nước tiêu thụ tăng đột biến mà khu Đại Thanh lại ở cuối nguồn nên thiếu nước… Vì những lý do trên, gần 12.000 cư dân Đại Thanh phải chấp nhận tằn tiện từng xô nước để chia sẻ khó khăn với tình trạng chung.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 5/2014 đến nay, khi các điểm nóng về mất nước khác của Hà Nội như khu Định Công Thượng, Mỹ Đình…đã được Viwaco khắc phục thì tình trạng thiếu nước ở khu Đại Thanh vẫn đang diễn ra ngày càng trầm trọng.
Bức xúc trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt kéo dài, những ngày qua, các hộ dân ở đây đã nhiều lần làm đơn kiến nghị gửi BQL khu đô thị Đại Thanh và Viwaco, đề nghị phải có biện pháp để cấp đủ nước sinh hoạt cho bà con.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Thịnh, cán bộ phụ trách nước khu đô thị Đại Thanh: “Lượng nước về cả khu đô thị trong những ngày này đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Nguyên nhân là do Viwaco không cấp đủ nước, lượng nước bị thiếu hụt lên đến 1.000m3/ngày, đêm với lưu lượng chảy chỉ đạt 50 - 60m3/giờ, thấp hơn nhiều so với nhu cầu sử dụng thực tế”.
Cũng theo ông Thịnh, vì thiếu nước nên suốt 2 tháng gần đây ông không thể về nhà vào buổi tối mà phải ứng trực để điều tiết nước cho từng tòa nhà, song do lưu lượng nước thấp, dẫn đến áp lực nước yếu không đủ để đẩy về các tòa nhà ở cuối nguồn…
Ông Tô Thế Bình, Phó BQL Dự án Đại Thanh cũng một mực khẳng định việc thiếu nước là do Viwaco và Viwaco phải có trách nhiệm khắc phục.
“Họ bán nước cho dân, giờ thiếu nước thì họ phải chịu trách nhiệm chứ”, ông Bình nói.
"Lỗi chính do chủ đầu tư "
Trả lời PV về vấn đề này, ông Hoàng Minh Châu, đại diện Ban Kỹ thuật của Viwaco, nói: “Xác định khách hàng ở khu đô thị Đại Thanh có nhu cầu sử dụng nước lớn, nên công ty luôn ưu tiên cấp nước cho khu vực này 24/24 giờ. Cụ thể, theo tính toán lưu lượng nước qua đồng hồ tổng về khu đô thị Đại Thanh hiện nay vẫn đạt trên 1.400m3/ngày, đêm, với lượng nước như trên, theo tính toán của chúng tôi vẫn cấp đủ cho 12.000 người dân với mức 120-150 lít/người/ngày.
Ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Viwaco trao đổi với phóng viên sáng ngày 5/6. |
Trao đổi với phóng viên vào sáng ngày 5/6, ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Viwaco, khẳng định: Hiện nay, những điểm nóng mất nước ở Hà Nội thuộc diện quản lý của Viwaco đã được khắc phục. Ở khu Đại Thanh, chúng tôi luôn ưu tiên cấp nước cho người dân, vì mật độ dân số ở đó rất cao, nên hầu như Viwaco không bao giờ cắt nước của khu này, kể cả trong những ngày căng thẳng nhất.
Trả lời câu hỏi: tại sao cho đến lúc này khu Đại Thanh vẫn liên tục thiếu nước, các toà nhà, đặc biệt là CT8A và CT8B mỗi ngày chỉ được bơm nước từ 15 – 20 phút? ông Việt cho biết:
"Việc cư dân Đại Thanh hiện nay vẫn thiếu nước trầm trọng như vậy là do chủ đầu tư thiết kế đường ống nội bộ không hợp lý, việc điều tiết nước thiếu khoa học. Trên thực tế, chủ đầu tư khu Đại Thanh không hề có thoả thuận cấp nước ban đầu với Viwaco để chúng tôi có thể tính toán quy mô như thế nào, mật độ dân số bao nhiêu…, từ đó có sự đầu tư đường ống phù hợp, mà họ thoả thuận với nhà máy nước Hà Đông.
Chỉ đến khoảng đầu năm 2013, khi chủ đầu tư xây dựng gần xong và nhà máy nước Hà Đông không thể cấp nước cho họ được thì họ mới tìm đến chúng tôi đặt vấn đề xin cấp nước. Hồi đó, chúng tôi đang thi công đường ống cấp nước cho xã Thanh Liệt (gần khu Đại Thanh - PV), họ thấy có đường ống đi gần nên xin đấu luôn, còn chúng tôi thì khi đó năng lực cấp nước vẫn còn nên đã đồng ý chữa cháy cho họ"...
Ông Việt cũng cho biết thêm, về nguyên tắc, trước khi khởi công dự án, trong giai đoạn tiền khả thi, chủ đầu tư phải có thỏa thuận với Viwaco. Căn cứ thoả thuận ban đầu đó, Viwaco mới xem xét các điều kiện về quy mô dân số, diện tích để có sự tính toán cung cấp nước. Thế nhưng, thực tế họ xây dựng như thế nào, quy mô ra sao, Viwaco không hề được biết. Ngoài ra, vì khu đô thị này nói riêng và khu Kim Văn – Kim Lũ nói chung (cùng một chủ đầu tư - PV) đều có mật độ dân số tăng lên rất nhiều so với ban đầu nên việc thiếu nước cũng là điều dễ hiểu.
“Để khắc phục tình trạng này, Viwaco cũng đã tư vấn cho BQL khu đô thị Đại Thanh là cần phải lắp thêm máy bơm để hút hoặc đẩy nước từ bể đầu nguồn (gần với đồng hồ tổng vào khu đô thị) vào các bể của toà nhà khác. Tuy nhiên, dường như chủ đầu tư sợ tốn kém nên đổ lỗi cho chúng tôi, thậm chí họ nói đó là việc Viwaco phải làm”, ông Việt nói.
Như vậy, qua lời của ông Nguyễn Anh Việt, có thể thấy rằng việc cư dân Đại Thanh thiếu nước trầm trọng thời gian qua là do chủ đầu tư đã thiết kế đường ống nội bộ không hợp lý, mật độ dân số tăng cao đột biến. Vậy nhưng, khi người dân kiến nghị thì chủ đầu tư lại đi đổ lỗi cho người khác, bỏ mặc người dân trong cảnh khốn cùng. Phải chăng vì đã bán hết các căn hộ ở đây nên chủ đầu tư “phủi” trách nhiệm, để người dân “sống chết mặc bay”?
Ông Nguyễn Anh Việt, Tổng Giám đốc Viwaco: Trong hợp đồng giữa Viwaco và chủ đầu tư khu Đại Thanh, Viwaco chỉ chịu trách nhiệm cấp nước đến đồng hồ tổng (đầu vào), còn điều tiết, phân phối nước trong khi đô thị như thế nào là việc của BQL, vì họ không cho chúng tôi biết họ xây dựng mạng lưới nội bộ như thế nào. Chúng tôi đã làm ơn cho họ, nay còn bị mắc oán. |
-
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua -
Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land -
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM -
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư -
Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính -
MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ -
Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land