Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Thế Hoàng - 02/11/2018 09:22
 
Đầu giờ sáng nay, 2/11, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan
Sáng 2/11, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Theo Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, việc tham gia và sớm phê chuẩn CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc đổi mớ, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng,  khẳng định vai trò, vị thể của Việt Nam trong Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực và thế giới.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính tri, an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tham gia CPTPP vừa giúp ta có điều kiện nâng cao nội lực để ứng phó, vừa giúp củng cố vị thế để thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa đi đôi với củng cố quốc phòng an ninh.

Hiệp định CPTPP về cơ bản giữ nguyên nội dung của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn thực thi 20 nhóm nghĩa vụ được coi là có mức độ cam kết cao để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên còn lại trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá là một FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước đến nay.

Hiện nay đã có 6 nước hoàn thành pháp lý việc phê chuẩn (Mexico, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore và New Zealand), các nước còn lại đang tiến hành thủ tục nội bộ để phê chuẩn Hiệp định, một số nước cũng đang quan tâm để tham gia tiếp vào CPTPP.

Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất cứ nội dung nào của Hiệp định. Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát văn bản pháp luật để kiến nghị bổ sung kịp thời.

Trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, căn cứ quy định tại Khoản 14, điều 70 Hiến pháp nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Điều ước quốc tế 2016, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Chính phủ báo cáo, thuyết minh trước Quốc hội về những nội dung cụ thể và những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn CPTPP.

Theo đánh giấ tác động của Hiệp định, về mặt kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9 năm 2017, CPTPP có thể giúp GDP và xuất khẩu của Việt Nam tăng tương ứng là 1,32% và 4,04% đến năm 2035.

Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng có thể tăng thêm 3,8% thấp hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên tác động tổng thể đến cán cân thương mại là thuận lợi. Ngoài ra, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, từ đó giúp ta nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Thêm vào đó, tham gia CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hình thành sau khi CPTPP có hiệu lực, là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển nền kinh tế, từ đó có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn.

CPTPP sẽ có hiệu lực vào ngày 30/12/2018
Việc Australia phê chuẩn CPTPP đã khởi động giai đoạn 60 ngày để hiệp định này đi vào hiệu lực và các nước thành viên thực hiện đợt cắt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư