
-
Nissan lọt tầm ngắm của Toyota?
-
Hyundai Thành Công tổ chức chăm sóc xe lưu động miễn phí
-
Trải nghiệm loạt 8 bài thử đặc biệt tại sự kiện “Thử & Tin - Chinh phục VF 8”
-
Giá bán chỉ 285 triệu đồng, xe chở hàng VinFast EC Van khiến thị trường “dậy sóng”
-
Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 20.000 nhân sự -
Nissan hủy dự án nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản sau 3 tháng công bố
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Các phương tiện nằm trong danh sách quy định gồm: tô từ 4 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; nguyên tắc, kiểm định, kinh phí bảo đảm trang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thông tư 57 cũng hướng dẫn cụ thể các danh mục, định mức bắt buộc về các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy trên xe ôtô. Theo đó, đáng quan tâm là các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
Các dòng xe khác với số người lớn hơn sẽ có những yêu cầu cao hơn, cụ thể như sau:
![]() |
Danh mục định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ |
Ngoài ra, Thông tư cũng khuyến khích chủ sở hữu xe, tùy từng đặc điểm của mỗi loại xe mà có thể bổ sung thêm các loại phương tiện, vật dụng phòng/chữa cháy như quần áo/mũ chống cháy, hộp sơ cứu, các dụng cụ cứu thương.
Thông tư 57 cũng khuyến cáo, các phương tiện phòng/chữa cháy trên xe ôtô cần để ở những chỗ dễ thấy, dễ lấy sử dụng nhưng không ảnh hưởng đến thao tác của người lái xe. Ngoài ra việc để các bình cứu hoả nên tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, đặc biệt là vào mùa hè.
Trong khi đó, nếu trong trường hợp các phương tiện cơ giới, cụ thể là các loại xe du lịch từ 4 chỗ trở lên nếu thiếu các phương tiện phòng/chữa cháy theo danh mục quy định tại Thông tư 57 sẽ phải chịu mức phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng (quy định tại Điều 41, khoản 2, Nghị định 167/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/1/2016. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy bằng hoặc cao hơn hướng dẫn tại Thông tư này trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp chưa được trang bị hoặc trang bị thấp hơn hướng dẫn tại Thông tư này thực hiện theo Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) để kịp thời hướng dẫn.

-
Trải nghiệm loạt 8 bài thử đặc biệt tại sự kiện “Thử & Tin - Chinh phục VF 8” -
Giá bán chỉ 285 triệu đồng, xe chở hàng VinFast EC Van khiến thị trường “dậy sóng” -
Toyota chính thức đổi tên mẫu xe điện chiến lược -
Nissan đóng cửa 7 nhà máy, cắt giảm 20.000 nhân sự -
THACO AUTO xuất khẩu xe bus thương hiệu Mercedes-Benz sang Thái Lan -
Nissan hủy dự án nhà máy pin xe điện tại Nhật Bản sau 3 tháng công bố -
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao