-
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới
-
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội
-
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C -
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô
![]() |
Năm 2020 đã tạm dừng thực hiện mức tăng tiền lương cơ sở từ 1/7. |
Chính phủ đề nghị chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở trong năm 2021, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đồng tình.
Tiếp tục kỳ họp thứ 10, chiều 20/10 Quốc hội sẽ nghe các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về ngân sách năm 2020, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, kết quả thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và dự kiến giai đoạn 2021-2025.
Về chi thường xuyên, trong đó có chi lương, báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tài chính - Ngân sách gửi tới các vị đại biểu trước thềm kỳ họp cho biết, ước thực hiện chi thường xuyên cả năm là 1.068,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12 nghìn tỷ đồng (tăng 1,1%) so với dự toán. Số chi tăng chủ yếu là do sử dụng dự phòng để chi cho công tác phòng chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành.
Theo cơ quan thẩm tra, trong năm 2020, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực giảm tỷ lệ chi thường xuyên gắn với cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cắt giảm nhiều nhiệm vụ chi không cần thiết, tạm dừng thực hiện mức tăng tiền lương cơ sở từ 1/7/2020, nhằm tập trung nguồn lực cho việc phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ cho người lao động, người dân gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Tuy nhiên, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách năm 2020 còn cao (63,4%), thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, người lao động trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 còn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp, tổ chức lại các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chưa thực sự quyết liệt, việc áp dụng cơ chế tài chính đặc thù đối với một số cơ quan, đơn vị chưa hợp lý. Một số đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ dưới hình thức liên doanh, liên kết còn phát sinh tiêu cực.
Tại kỳ họp này, Chính phủ đề nghị chưa điều chỉnh tiền lương cơ sở và điều chỉnh chuẩn nghèo trong năm 2021 để tập trung dành nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 và một số vấn đề cấp bách khác. Đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - ngân sách cơ bản đồng ý với đề nghị của Chính phủ.
Song, một số ý kiến đề nghị cân nhắc đối với người hưởng lương hưu từ năm 1993 trở về trước, vì hầu hết đối tượng này có mức lương hưu rất thấp, tuổi đã cao, đời sống khó khăn.
Liên quan đến việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù đối với một số cơ quan, đơn vị, Ủy ban thẩm tra lưu ý, nhiều cơ quan, đơn vị được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù có mức thu nhập tăng thêm từ 1,8 - 3 lần so với mặt bằng chung, tạo ra sự bất hợp lý và không công bằng trong phân phối thu nhập. một số cơ quan có nguồn kinh phí còn dư khá cao, có dư địa bố trí bổ sung dự toán chi năm 2021.
Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu tiết kiệm giảm tối thiểu 20-25% so với dự toán chi năm 2020; đồng thời, có cơ chế kiểm soát thu nhập tăng thêm không quá 50% mức tiền lương ngạch, bậc theo quy định hiện hành để bảo đảm công bằng hợp lý giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị - báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Nhấn mạnh tình hình cân đối NSNN còn khó khăn trong giai đoạn tới, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ kiên quyết siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương tài chính. Thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ chi tiêu, tiết giảm mạnh chi thường xuyên, phấn đấu đạt khoảng 61% tổng chi NSNN đến năm 2025.
Có ý kiến đề nghị Chính phủ dự báo khả năng cân đối chắc chắn nguồn lực để xác định lộ trình hợp lý thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27/NQ-TW, cơ quan thẩm tra cho biết.
-
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô -
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu -
Trung tướng Tô Ân Xô được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba -
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật -
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân -
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây