Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 06 tháng 08 năm 2024,
Chuẩn bị cho Basel III, các ngân hàng thế giới vội chứng khoán hóa tài sản
Đông Phong - 10/06/2024 16:11
 
Các ngân hàng trên thế giới đang bán vội tài sản và nhiều trong số đó nhắm đến một phân khúc đang bùng nổ của thị trường trái phiếu.

Việc áp dụng quy chuẩn Basel III (Endgame) là bước cuối trong quá trình cải cách ngân hàng quốc tế, được giới chức các nước đồng thuận đưa vào thực hiện kể năm 2017. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là cơ quan chịu trách nhiệm áp dụng quy định này, tập trung vào các ngân hàng lớn có quy mô vốn từ 100 tỷ USD trở lên.

Basel III, quy định mới nhất về vốn toàn cầu, được cho sẽ khiến hàng loạt khoản vay ngân hàng trở nên đắt đỏ hơn. Để xoay sở với quy định mới, các ngân hàng đang gộp nhiều khoản cho vay mua ô tô, cho thuê thiết bị và các loại nợ khác vào chứng khoán đảm bảo bằng tài sản (ABS).

Thị trường chứng khoán ABS năm 2024 đã có một khởi đầu thuận lợi. Nguồn: Dữ liệu JPMorgan do Bloomberg News tổng hợp
Thị trường chứng khoán ABS năm 2024 đã có một khởi đầu thuận lợi. Nguồn: Dữ liệu JPMorgan do Bloomberg News tổng hợp

Chỉ riêng tại Mỹ, doanh số bán chứng khoán ABS đã đạt 170 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay, tăng khoảng 38% cùng kỳ năm 2023, theo dữ liệu do Bloomberg News tổng hợp. Châu Âu cũng đạt được mức tăng tương tự với lượng phát hành kể từ đầu năm đến nay là khoảng 21 tỷ EUR (tương đương 22,9 tỷ USD), tăng khoảng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số 21 tỷ USD của châu Âu không bao gồm chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp.

Làn sóng bán ra chứng khoán ABS dường như không hề suy giảm. Cách đây ít ngày, các chiến lược gia của Bank of America đã nâng dự đoán doanh số bán ra chứng khoán ABS năm 2024 tại Mỹ lên khoảng 310 tỷ USD, thay vì mức ước tính 270 tỷ USD trước đó, chủ yếu là do chứng khoán hóa các khoản vay mua ô tô. Các trái phiếu này đang tìm kiếm người mua sẵn sàng mua vào, họ có thể là các nhà đầu tư tín dụng, những người tham dự một hội nghị chứng khoán ABS toàn cầu ở Barcelona vào tuần trước với sự lạc quan thận trọng về thị trường trái phiếu.

Bà Kay Herr, giám đốc đầu tư phụ trách mảng thu nhập cố định của Mỹ tại công ty quản lý tài sản JPMorgan Asset Management, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy những cơ hội hấp dẫn trong chứng khoán đảm bảo bằng tài sản", đặc biệt là những cơ hội liên quan đến các hộ gia đình Mỹ. "Chúng tôi hoàn toàn nhìn thấy cơ hội để thu được lợi nhuận ở đó", bà Herr nói thêm.

Việc các ngân hàng sử dụng phương thức chuyển giao rủi ro đáng kể (SRT), vốn là kênh anh em của chứng khoán ABS, cũng đang thúc đẩy việc bán chứng khoán ra thị trường với tốc độ nóng nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

"Cho đến nay, rất nhiều giao dịch SRT đã diễn ra ở Mỹ", ông Andrew South, trưởng bộ phận nghiên cứu tài chính có cấu trúc tại S&P Ratings, cho biết. Ông South nói thêm: "Với rất nhiều thay đổi về tiêu chuẩn Basel 3.1, có thể mang lại nhiều động lực hơn để các ngân hàng tiến hành chứng khoán hóa để giảm vốn".

Một dấu hiệu cho thấy nhu cầu tăng mạnh mẽ là các nhà đầu tư đang tìm kiếm chứng khoán có xếp hạng tương đối cao và lợi suất cao đã giành được đảm bảo bằng các tài sản ngày càng khác lạ, bao gồm cả tác phẩm nghệ thuật của Rembrandt van Rijn và Andy Warhol hay thậm chí cả địa chỉ IP.

"Chúng tôi đang nhận được rất nhiều câu hỏi về hiện tượng chứng khoán hóa đặc biệt", ông South cho biết, đồng thời lấy việc chứng khoán hóa trung tâm dữ liệu và tấm pin năng lượng mặt trời làm hai ví dụ.

Theo các chiến lược gia, để cho chắc chắn, các tổ chức phát hành trái phiếu có thể tăng doanh số bán ra của họ để tránh bất kỳ biến động nào từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào đầu tháng 11 năm nay hoặc động thái quay xe chính sách tiền tệ của Fed. Điều này có thể khiến các giao dịch chứng khoán ABS chậm lại đáng kể trong nửa cuối năm nay.

Các CEO Phố Wall đã lên tiếng khiếu nại về áp dụng quy chuẩn Basel III. Đơn cử, ông Jamie Dimon của JPMorgan Chase cho rẳng các quỹ phòng hộ và các công ty khác ngoài hệ thống ngân hàng rất hào hứng với hoạt động kinh doanh mà họ sẽ thu được từ các quy định Basel III. "Họ đang vui sướng vì điều đó", ông Dimon nói.

Các cơ quan quản lý của Mỹ dường đang nghe nghóng tình hình. Tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cho biết cơ quan này đang lên kế hoạch cho "những thay đổi lớn và quan trọng" trong thực thi các quy định của Fed, đồng thời cảnh báo rằng một cuộc đại tu hoàn chỉnh là điều có thể xảy ra.

Nhưng ngay cả như vậy, sự chuẩn bị của các ngân hàng cho việc áp dụng các quy định vốn mới được đảm bảo bằng ABS ngày càng tăng. Những ngày gần đây, các ngân hàng lớn đã xếp lịch bán ra hàng loạt trái phiếu mới trong tuần này, bao gồm cả trái phiếu ô tô từ Santander và Toyota.

Ước tính, khoảng 20 tỷ USD trái phiếu cấp cao của Mỹ dự kiến sẽ được bán ra trong tuần này. Còn ở châu Âu, 60% chuyên gia được khảo sát dự đoán doanh số bán ra của thị trường trái phiếu trong tuần này đạt hơn 30 tỷ EUR (32 tỷ USD).

Tại cuộc họp ngày 11-12/6 của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed, cơ quan này dự kiến​sẽ giữ nguyên ý định thực hiện 2 đợt cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong năm nay.

Lạm phát cơ bản tháng 5 của Mỹ, với hạn chót công bố vào ngày 12/6, có thể giảm về mức 0,1% (so với mức 0,3% trong tháng 4). Còn so với cùng kỳ năm trước, mức lạm phát tháng 5 ước tính là 3,3%.

Trung Quốc yêu cầu hạn chế bán khống hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán
Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc đã yêu cầu một số quỹ phòng hộ hạn chế bán khống trên thị trường tương lai chỉ số chứng khoán, hai...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư