-
Sửa Luật Năng lượng nguyên tử trong năm 2025 -
Báo in có thể được tăng diện tích quảng cáo -
Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng
Lo ngại về dòng vốn đầu tư nước ngoài
Trong nhiều quý trước, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ròng luôn là yếu tố tích cực hỗ trợ tạo nên thặng dư cho cán cân tài chính.
Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng, dòng vốn này có khả năng giảm trong 6 tháng cuối năm 2018.
Khối doanh nghiệp FDI hiện có đóng góp quan trọng vào GDP của Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh |
Ông Bùi Quốc Dũng, Trợ lý Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho hay, cán cân vãng lai của Việt Nam thặng dư thể hiện rất rõ vai trò của vốn FDI. Trong xuất khẩu, khối FDI chiếm tỷ trọng 60 - 65%; xuất siêu của FDI cũng tăng nhanh, giúp cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư. Từ đó, có thể thấy vai trò quan trọng của FDI trong việc giúp cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư lớn. Vốn FDI hiện diện rất nhiều trong các ngành chế biến - chế tạo và đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Chia sẻ vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho biết, vốn FDI đăng ký năm 2017 đạt 17 tỷ USD. Nếu nhìn vào thống kê thì FDI đóng góp vào tăng trưởng Việt Nam rất lớn, song nếu nhìn vào chỉ số đóng góp thì FDI mới đóng góp cho GDP có 20%. Dẫu vậy, FDI đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, vì khối doanh nghiệp FDI chủ yếu xuất khẩu.
“Trong trường hợp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xảy ra, sẽ có cú sốc là lãi suất, USD tăng và nhiều khả năng, tăng trưởng kinh tế giảm. Điều này cũng dễ hiểu khi đồng nội tệ tăng, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp”, TS. Võ Trí Thành phân tích.
Trên thực tế, Việt Nam đã có sự chuẩn bị trước các cú sốc bên ngoài và trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất. Đó là dự trự ngoại tệ không ngừng tăng, hiện đạt khoảng 65 tỷ USD và lãi suất VND cao hơn lãi suất USD. Nếu so sánh với giai đoạn 2007 - 2008, thì các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay đã được cải thiện hơn.
Tâm lý của nhà đầu tư bị ảnh hưởng?
Theo TS. Võ Trí Thành, trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chiếm tới 1/3 lượng vốn. Đó cũng là lý do mỗi lần nước ngoài bán ròng, chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng. Vì thế, để ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường vốn tăng trưởng, những yếu tố quan trọng nhất là kinh tế vĩ mô ổn định và hệ thống ngân hàng vững chắc…
“Đối với thị trường ngoại hối, cần linh hoạt, nhưng nếu cần thiết cũng phải có sự can thiệp bằng biện pháp mạnh. Trước mắt, chúng ta phải làm sao để người dân cảm thấy giữ tiền đồng có lợi hơn USD. Lãi suất tiền đồng phải cao hơn nhiều so với USD”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Trong khi đó, TS. Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc phát triển Trường đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào dòng vốn FDI, bởi vốn FDI giải ngân hiện chiếm 7 - 8% GDP.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ tác động đến Việt Nam. “Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, Việt Nam sẽ mất 1% tăng trưởng GDP. Đó cũng là một cú sốc của nền kinh tế, vì chúng ta khó có thể dự đoán được. Động thái của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý II/2018 thể hiện rất rõ tâm lý của nhà đầu tư trước tác động từ tình hình thế giới”, TS. Nguyễn Xuân Thành nói.
Cũng theo TS. Nguyễn Xuân Thành, bên cạnh việc bán ròng trên toàn thế giới khi Fed tăng lãi suất, nhà đầu tư nước ngoài cũng có tâm lý lo ngại chu kỳ 10 năm lặp lại với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so sánh các yếu tố vĩ mô 10 năm trước thì hiện chúng ta đã có sự vững chắc hơn nhiều: cán cân vãng lai thặng dư, FDI… Dẫu vậy, áp lực và thách thức về mục tiêu tăng trưởng trong 6 tháng còn lại của năm 2018 là không nhỏ.
“Để ổn định thị trường cũng như tâm lý của nhà đầu tư trong 6 tháng còn lại của năm 2018, cần ổn định các chỉ số vĩ mô, bởi chỉ cần lạm phát nhích lên là tâm lý thị trường đã có sự quan ngại”, TS. Nguyễn Xuân Thành nói.
PGS-TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội TP.HCM cho biết, FDI hiện chiếm 20% GDP của Việt Nam, trong khi kinh tế dân doanh chiếm 43%. Nhập siêu từ Hàn Quốc đang tăng lên; nhập siêu từ Trung Quốc tăng, nhưng có dấu hiệu chậm lại. Điều lo ngại là nhập siêu từ khu vực ASEAN vẫn tăng.
“Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục biến động hiện nay, chúng ta cũng cần có những dự báo kịp thời. Để tránh được các cú sốc bên ngoài, cần quan tâm đến khu vực sản xuất, kinh doanh, bởi các doanh nghiệp lớn hiện chủ yếu đầu tư vào bất động sản, trong khi lĩnh vực phụ trợ lại rất ít được đầu tư”, PGS-TS Trần Hoàng Ngân nói.
-
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 -
Thái Bình phát động thi đua yêu nước năm 2025, quyết tâm tăng trưởng mạnh mẽ -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình trao 3.000 suất quà Tết ở Quảng Ngãi -
Thủ tướng yêu cầu khởi động, khởi công nhiều dự án giao thông kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng -
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên bang Nga -
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh tế thế giới và công du 3 nước châu Âu
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024