-
ECB cắt giảm 0,25% lãi suất, dự đoán Fed giảm lãi suất 0,25% tăng từng giờ -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Mỹ: Tăng trưởng việc làm thấp hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,2% -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới giảm nhẹ trong tháng 8/2024 -
Chứng khoán và dầu mỏ lao dốc vì lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu -
Quyết định cắt giảm lãi suất của ECB sẽ trở nên khó khăn hơn
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu và các hợp đồng tương lai chỉ số trên phố Wall hôm 28/1 quay đầu tăng 0,5% so với mức đóng cửa phiên trước đó 27/1. Ảnh: AFP |
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu và các hợp đồng tương lai chỉ số trên phố Wall quay đầu tăng 0,5% so với mức đóng cửa phiên 27/1 - phiên giao dịch tồi tệ nhất của chứng khoán thế giới trong 4 tháng qua.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đóng cửa cả tuần. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt giảm 0,5% - mức khiêm tốn so với phiên hôm 27/1 trong khi nhiều sàn giao dịch khác của châu Á cũng mở cửa tăng điểm trở lại nhưng mức tăng trưởng thấp.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) phiên 28/1 giảm 0,8%. Chứng khoán Australia trượt 1,3% còn chỉ số Kospi của Hàn Quốc lao dốc 3%.
Giá dầu Brent ổn định ở mức 59 USD/thùng, vẫn an toàn so với ngưỡng thấp nhất trong 3 tháng qua - 58,50 USD, trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn ổn định ở mức 1,60% sau khi ngụp lặn dưới mức này trong phiên 27/1.
Trên thị trường ngoại hối, đồng yên Nhật Bản trượt giá so với đô la Mỹ và giao dịch 109 JPY/USD, trong khi nhân dân tệ tại thị trường hải ngoại đã mạnh lên và bứt khỏi mức thấp nhất trong ngày giao dịch thứ 2 của 3 tuần qua.
"Chúng ta đã thấy sự hồi phục nhẹ qua đêm khi các tài sản thanh khoản tốt có khối lượng giao dịch cao nhất như hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500; tuy nhiên vẫn rất khó để quyết định đầu tư vào tài sản nào bởi chúng ta vẫn cần phải đánh giá rủi ro", John Hardy, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối của Ngân hàng đầu tư Saxo (Đan Mạch) cho biết.
Tính đến hôm 28/1, dịch bệnh do virus chủng corona lan rộng khiến 106 người tử vong ở Trung Quốc. Chính phủ nước này đã kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thêm 3 ngày đến hôm 2/2 trên toàn quốc và đến ngày 9/2 riêng với Thượng Hải.
Nằm ở phía bắc tỉnh Hà Bắc, thành phố Đường Sơn - trung tâm luyện thép lớn nhất Trung Quốc - đã đình chỉ tất cả các phương tiện giao thông công cộng nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus chủng corona.
Đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể sẽ hứng chịu phiên lao dốc mạnh khi mở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đáng chú ý, quỹ hoán đổi danh mục đầu tư vào cổ phiếu Trung quốc (iShares China Large-Cap ETF) hôm 27/1 mất điểm 4% và trượt khoảng 10% tính từ ngày 17/1 do lo ngại virus chủng corona tại Vũ Hán ngày càng lan rộng.
Các nhà phân tích đang cố gắng tính toán mức độ gián đoạn có thể gây thiệt hại cho tăng trưởng kinh tế khi mà nhiều doanh nghiệp lớn dự báo hoạt động kinh doanh của họ có thể bị gián đoạn. Chính phủ các nước đã khuyến cáo công dân không nên di chuyển tới hoặc trong Trung Quốc.
Gã khổng lồ công nghệ Apple chuẩn bị công bố báo cáo kết quả kinh doanh. Hiện kế hoạch tăng sản lượng iPhone lên 10% trong nửa đầu năm 2020 đang là câu hỏi lớn khi dịch bệnh do virus chủng corona đang lan rộng tại Trung Quốc. "Thị trường sẽ tiếp tục theo dõi số người bị nhiễm virus do chủng corona", Christian Lenk, chuyên gia lãi suất tại ngân hàng DZ Bank (Đức) cho biết.
"Điều đáng quan tâm hiện nay là virus chủng corona và nỗ lực chống sự lây lan dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc sẽ báo hại các chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế nước này ra sao và vấn đề này khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn”, chuyên gia Lenk cho biết.
Nhiều nhà đầu tư vẫn "xuống tiền" với dự đoán rằng lạm phát sẽ sụt giảm, với kỳ vọng làm phát dài hạn tại khu vực đồng tiền chung Euro sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong nữa đến 1 còn 1,2640%.
Tại Mỹ, nhiều nhà phân tích kỳ vọng cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ diễn ra trong 2 ngày nhưng bắt đầu muộn hơn dự kiến, sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 1,5-1,75%. Tuy nhiên, đang có những quan ngại về tác động xấu từ virus chủng corona tới thị trường tài chính.
Với dịch bệnh bùng phát rộng như hiện nay, chính quyền Trung Quốc khó có nhiều “không gian” để kích thích nền kinh tế giống như đợt bùng phát hội chứng suy hô hấp cấp tính trong năm 2002-2003.
Dầu thô Brent hôm 28/1 giảm 12 cent còn mức 59,20 USD trong khi dầu thô của Mỹ giảm 2 cent còn 53,12 USD. Tính đến nay, dầu Brent đã “bốc hơi” 18% so với mức tăng giá đỉnh điểm lúc Mỹ tiêu diệt tướng quân sự hàng đầu của Iran gần đây.
-
Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 khai mạc phiên họp toàn thể đầu tiên -
Trung Quốc khai thác thị trường nợ ngoại tệ thông qua việc phát hành 2 tỷ euro trái phiếu tại Pháp -
ECB sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp kể từ năm 2019 -
Nhật Bản: GDP quý II/2024 được điều chỉnh giảm -
Hơn 11,4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam sau 8 tháng năm 2024 -
Trung Quốc: Giá tiêu dùng tăng thấp hơn dự báo, giá sản xuất giảm sâu hơn -
Lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga vào EU vượt qua con số nhập khẩu từ Mỹ
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang