
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
![]() |
Nhà đầu tư theo dõi biến động cổ phiếu tại một đơn vị môi giới chứng khoán, tỉnh An Huy, Trung Quốc hôm 9/10. Ảnh: AFP |
Chứng khoán Trung Quốc đại lục sáng nay 13/10 vẫn ngụp lặn sau thông tin kim ngạch xuất khẩu (tính bằng nhân dân tệ) của nước này trong quý III/2020 tăng trưởng hai con số lên 10,2% so với cùng kỳ năm trước, theo Hải quan Trung Quốc. Trung Quốc dự kiến công bố kim ngạch xuất nhập khẩu (tính bằng đô la Mỹ) trong tháng 9 vào cuối ngày hôm nay.
Chỉ số Shanghai Composite sáng nay sụt giảm 0,5%, còn chỉ số Shenzhen Component trượt 0,147%.
Chứng khoán Nhật Bản cũng "đỏ sàn" với hai chỉ số Nikkei 225 và Topix lần lượt giảm 0,14% và 0,11%. Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi mất 0,59%.
Chứng khoán Australia tăng điểm mạnh nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương khi chỉ số S&P/ASX 200 đạt mức tăng 1,1%. Tính chung lại, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) vẫn giảm 0,11%.
Cổ phiếu các đối tác của Apple tại châu Á vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư khu vực sau khi cổ phiếu của hãng công nghệ Mỹ đêm qua tăng vọt. Theo chân Apple, cổ phiếu Murata Manufacturing tăng 1,38%, còn cổ phiếu Taiyo Yuden bật tăng mạnh hơn gần 3%. Trái lại, cổ phiếu LG Display của Hàn Quốc trượt nhẹ 0,31% trong khi cổ phiếu Largan Precision (Đài Loan) trượt sâu hơn với 3,24%.
Cổ phiếu Apple đêm qua tăng 6,35% khi nhà đầu tư kỳ vọng vào iPhones thế hệ mới (iPhone 12) ra mắt trong tuần này. Đây cũng là phiên giao dịch tăng điểm mạnh nhất của Apple kể từ ngày 31/7 - thời điểm mà cổ phiếu Apple đóng cửa tăng 10,47% sau 3 tháng bán tháo ròng rã.
Chứng khoán Mỹ đêm qua cũng "xanh mướt" với cả ba chỉ số lớn đều tăng mạnh. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chốt phiên với 28.837,52 điểm, tăng 250,62 điểm, tương đương 0,9%. Chỉ số S&P 500 tăng 1,6% và kết thúc phiên giao dịch với 3.534,22 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt tốc nhanh hơn với 2,6% lên 11.876,26 điểm.
Thị trường tiền tệ tiếp tục chứng kiến đồng bạc xanh trượt giá. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm về 93,173, so với 93,6 thiết lập tuần trước. Đồng yên Nhật Bản mạnh lên và quy đổi 105,35 JPY/USD so với mức 105,6 JPY/USD thiết lập hôm qua, trong khi đô la Australia vẫn giữ giá quanh mức 1 AUD/0,7166 USD.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay tăng không đáng kể. Giá dầu Brent giao kỳ hạn dao động quanh mức 41,74 USD/thùng, còn dầu thô giao sau của Mỹ đi ngang và giao dịch 39,44 USD/thùng.

-
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước -
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao