-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
VN-Index tăng hơn 18 điểm bất chấp cổ phiếu giá rẻ về tài khoản
Dù hôm nay là ngày các cổ phiếu mua vào trong phiên giao dịch giảm sâu gần 44 điểm (8/2/2021) về tài khoản, thị trường chứng khoán vẫn đứng vững thậm chí tăng mạnh từ sau nửa đầu phiên giao dịch buổi sáng. Dù đã có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, số lượng mã chứng khoán tăng giá vẫn áp đảo lượng cổ phiếu giảm giá trên cả ba sàn.
VN-Index tăng 18,6 điểm (+1,58%) lên 1.174 điểm. HNX-Index nhích nhẹ 0,17% lên 230,96 điểm. Riêng sàn UPCoM, dù số lượng mã cổ phiếu tăng giá lên tới gần 180, chỉ số chung của sàn vẫn giảm nhẹ 0,51% xuống 75,35 điểm.
Ở thời điểm đầu phiên, VN-Index đã có những lúc giảm nhẹ. Điều này là dễ hiểu bởi nhiều nhà đầu tư đã có được một khoản chênh lệch lớn nếu chốt lãi ngay cổ phiếu mua hôm 8/2 vừa về tài khoản. Chỉ sau ba phiên giao dịch, chỉ số VN-Index đã tăng 8,4%, trong đó giá nhiều cổ phiếu đã đạt được mức tăng trưởng hai chữ số. Như GVR, giá cổ phiếu này đã tăng 14,6% sau phiên giao dịch giảm kịch sàn ngày 8/2.
Nhóm VN30 tăng gần 8,7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới (1.187,3 điểm), cao hơn cả chỉ số chung VN-Index. Đã có tới 25/30 cổ phiếu tăng giá trong phiên này.
Bên cạnh tín hiệu tích cực từ điểm số, thanh khoản thị trường quay lại mức cao. Đáng tiếc, hận chế về khối lượng lệnh lại một lần nữa khiến hiện tượng nghẽn lệnh quay trở lại. Giá trị giao dịch khớp lệnh đạt trên 13.600 tỷ đồng từ 14h và chỉ nhận thêm 360 tỷ đồng đến hết phiên. Tính cả lượng cổ phiếu thỏa thuận, giá trị giao dịch trên HoSE xấp xỉ 15.130 tỷ đồng. Trong đó, một nửa đến từ giao dịch tại nhóm VN30. Thanh khoản trên cả ba sàn đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
HPG hút dòng tiền ngoại
Một điểm đáng chú ý khác trong phiên hôm nay là việc dòng tiền của khối ngoại tiếp tục chảy ròng vào thị trường. Các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 1.969 tỷ đồng để mua thêm cổ phiếu, trong khi bán ra lượng cổ phiếu trị giá 1.354 tỷ đồng, qua đó giá trị mua ròng trên HoSE đạt 615 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại trên HNX cũng sôi động hơn dù giá trị bán ròng tăng lên hơn 28 tỷ đồng.
Cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong phiên hôm nay là HPG (219 tỷ đồng). Cả hai phiên giao dịch sau Tết nguyên đán, các nhà đầu tư nước ngoài đều mua gom cổ phiếu HPG, trái với diễn biến giai đoạn trước Tết. Bên bán cổ phiếu HPG mạnh nhất trên thị trường thời gian qua là quỹ PENM III. Theo báo cáo cập nhật hôm 8/2, quỹ này đã bán xong hơn 59 triệu cổ phiếu HPG từ ngày 07/01 - 05/02/2021 và chỉ còn nắm giữ hơn 7 triệu cổ phiếu. Áp lực đóng quỹ buộc quỹ đầu tư từ Đức phải tất toán danh mục đầu tư.
Hòa Phát cũng như nhiều doanh nghiệp ngành thép đã có một năm kinh doanh thuận lợi bất chấp khó khăn của đại dịch. Lợi nhuận của công ty đạt mức kỷ lục trong lịch sử hoạt động với trên 13.000 tỷ đồng. Hòa Phát là đơn vị đang nắm thị phần số 1 về thép xây dựng nhiều năm qua và vừa bắt đầu bán ra các sản phẩm cuộn cán nóng (HRC) từ cuối quý III/2020 với công suất không đáp ứng đủ nhu cầu. Chia sẻ với Báo Đầu tư, Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long cho biết ba mũi nhọn chính mà Hòa Phát sẽ tập trung sau khi tiến hành cơ cấu lại mô hình hoạt động là thép, nông nghiệp và bất động sản. Hòa Phát đầu tư một phần tài sản, vốn vào lĩnh vực bất động sản nhưng sẽ vẫn tập trung vào nhà ở và bất động sản khu công nghiệp mà cụ thể là các thành phố lớn, các vùng động lực phát triển kinh tế như Nam bộ, Duyên hải phía Bắc - những nơi có nhu cầu tăng cao về nhà ở và nhà xưởng để đón dòng đầu tư mới dịch chuyển.
Việc trở lại mua ròng của khối ngoại đã tác động tích cực lên cổ phiếu này phiên hôm nay. Trong 21 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng hôm nay, khối ngoại mua vào 6,18 triệu cổ phiếu, chiếm 29% khối lượng cổ phiếu mua vào. Giá cổ phiếu HPG đóng cửa ở mức 43.850 đồng/cổ phiếu, tăng 400 đồng và tiến gần hơn mức đỉnh lịch sử 44.900 đồng vừa thiết lập hồi giữa tháng 1/2021.
Bên cạnh cổ phiếu HPG, chứng chỉ quỹ thuộc ETF VFM VN Diamond và quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD lần lượt được mua vào với giá trị 112,3 tỷ đồng và 51,7 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác được mua vào trên 50 tỷ đồng như VHM (109,7 tỷ đồng), VRE (67 tỷ đồng), VCB (56 tỷ đồng), MSN (55,7 tỷ đồng).Ở chiều ngược lại, SSI, CTG, NVL, STB bị bán ra mạnh nhất với giá trị bán ròng 25-28 tỷ đồng.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử