-
BaF Việt Nam sắp phát hành 65 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng gần 10 điểm nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn, vượt 1.280 điểm -
Nhiệt điện Phả Lại chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức -
FTSE Russell: Cần duy trì tốc độ nếu muốn cán đích mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán năm 2025 -
Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lý -
Thêm loạt cổ phiếu bị HoSE chuyển sang diện kiểm soát, hạn chế giao dịch
Áp lực chốt lời gia tăng, VN-Index vẫn hồi phục nhanh sau “chặng nghỉ”
đà tăng tích cực cuối tuần trước tiếp tục duy trì trong 2 phiên đầu tuần này và giúp chỉ số VN-Index chốt phiên ngày Thứ Ba tại mức 1.242,23 điểm (+1,3% so với đầu tuần). Tuy nhiên,
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần, nhờ lực kéo từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu VIC sau thông tin tích cực liên quan tới việc niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ của Vinfast, đã giúp chỉ số VN-Index phục hồi và chốt tuần tăng điểm.
Ghi nhận trong tuần thứ hai của tháng 8/2023, hoạt động chốt lời gia tăng cùng với những thông tin kém khả quan liên quan tới nguy cơ giảm phát tại Trung Quốc và lạm phát tại Mỹ nhích tăng trở lại trong tháng 7 đã khiến các chí số chứng khoán rung lắc mạnh, có thời điểm lùi về mức thấp nhất tuần tại 1.213,4 điểm.
Tuy vậy, dù có 2 phiên điều chỉnh khá mạnh, giao dịch tuần qua vẫn tích cực nhờ phiên bứt phá đầu tuần và phiên phục hồi cuối tuần. Các cổ phiếu vốn hoá lớn có sự bứt phá mạnh, đặc biệt là cổ phiếu Vingroup, để trở lại dẫn dắt chỉ số trong chiều thứ Sáu.
Kết tuần, VN-Index đóng cửa tại mức 1.232,2 điểm, tăng nhẹ 0,5% so với đầu tuần. Trong khi đó, HNX-Index tăng 1,2% lên 245,3 điểm và UPCOM-Index tăng 1,7% lên 93,3 điểm.
Thông tin vĩ mô quốc tế cho thấy nhiều tín hiệu tiêu cực. Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tháng 7 giảm mạnh hơn dự báo, cụ thể hàng hóa nhập khẩu giảm 12,4% so với cùng kỳ và là tháng thứ 9 liên tiếp suy giảm, lượng xuất khẩu giảm 14,5% - tháng thứ ba liên tiếp. CPI Trung Quốc tháng 7 giảm 0,3% so với năm ngoái, lần đầu tiên giảm kể từ tháng 2/2021. Trong khi đó, CPI của Mỹ tháng 7 tăng 3.2%, YoY, cao hơn tháng 6 nhưng lại thấp hơn mức dự báo (4,8%).
Với kết quả trên, VN-Index đã có tuần tăng điểm thứ 6 liên tiếp. Thanh khoản tuần này giảm nhẹ 1% so với tuần trước. Tuy vậy, giá trị giao dịch bình quân của 3 sàn đạt 26.329 tỷ đồng, tương ứng trên tỷ USD hàng phiên.
Tâm điểm của thị trường tuần này là cổ phiếu Vingroup. Không chỉ bật tăng về giá, đây còn là cổ phiếu hút dòng tiền mạnh mẽ. Giá trị giao dịch phiên thứ Sáu của VIC đã xác lập kỷ lục mới về khối lượng giao dịch kể từ khi cổ phiếu này niêm yết trên sàn với gần 23,1 triệu đơn vị cổ phiếu sang tay trong phiên, “xô đổ” kỷ lục vừa thiết lập vào phiên trước đó đúng một tuần (21,2 triệu đơn vị).
Dòng bất động sản cũng là điểm sáng của thị trường tuần này, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước thúc đẩy tín dụng với các doanh nghiệp bất động sản.
Top 5 cổ phiếu tác động tích cực đến thị trường tuần này còn có STB (+10,0%), CTG (+3,5%), VRE (+7,1%), SSB (+7,1%). Cùng là cổ phiếu bất động sản, VHM giảm 3,3% dù nhích nhẹ phiên thứ Sáu. Đây cũng là cổ phiếu ghìm chân chỉ số chung, kéo lại nhiều điểm tăng của VN-Index.
Khối ngoại mua ròng, chi ngàn tỷ đồng mua SaigonBank
Tuần này, khối ngoại quay sang bán ròng lần lượt 733 tỷ đồng và 50 tỷ đồng trên HOSE và HNX trong khi đó mua ròng mạnh trên UPCoM với giá trị 990 tỷ đồng. Tổng cộng, khối ngoại mua ròng 209 tỷ đồng trên cả ba sàn.
Tuần mua ròng này có được chủ yếu do xuất hiện giao dịch tại cổ phiếu SaigonBank. Khối ngoại đã mạnh tay chi tổng cộng 1.127,6 tỷ đồng gom cổ phiếu SGB. Trong đó riêng phiên 8/8 ghi nhận lượng mua ròng thoả thuận 44 triệu cổ phiếu SGB tương ứng giá trị gần 872 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, ở khá nhiều cổ phiếu lớn, khối ngoại lựa chọn bán cổ phiếu thu tiền về sau. Cổ phiếu bị bán ra mạnh nhất là SSI (276 tỷ đồng), GMD (247 tỷ đồng), VRE (148 tỷ đồng), VHM (144,5 tỷ đồng)… Trên sàn UPCoM, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP với giá trị lên tới hơn 97,2 tỷ đồng.
Vingroup lấy lại ngôi á quân vốn hoá
Cổ phiếu Vingroup tăng mạnh sau khi mốc thời gian hoàn tất hợp nhất và lên sàn Nasdaq được công bố. |
Không riêng tuần này, cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup (VIC) thu hút sự chú ý của thị trường trong gần 2 tuần trở lại đây. Cú hích đối với VIC đến từ thông tin VinFast và Black Spade dự kiến hoàn tất giao dịch hợp nhất kinh doanh vào ngày 14/8/2023. Sau giao dịch, VinFast sẽ hoạt động như một công ty hợp nhất. Cổ phiếu phổ thông và chứng quyền VinFast dự kiến sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán Nasdaq Stock Market LLC (Nasdaq) vào, hoặc khoảng, ngày 15/8/2023, dưới các mã niêm yết mới lần lượt là “VFS” và “VFSWW”.
Vingroup hiện cũng đang tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Vingroup đang chuẩn bị chào bán 5 lô trái phiếu ra công chúng với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng. Trong đó, 3 lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, trả lãi mỗi 6 tháng. Lãi suất của 2 kỳ tính lãi đầu tiên cố định ở mức 15%/năm. Từ kỳ thứ ba trở đi lãi suất sẽ bằng tổng của 4,5% và lãi suất tham chiếu. 2 lô trái phiếu còn lại có kỳ hạn ngắn hơn là 24 tháng. Lãi suất của 2 kỳ tính lãi đầu tiên sẽ cố định ở mức 14,5%/năm. Từ kỳ thứ ba trở đi lãi suất sẽ bằng tổng của 4% và lãi suất tham chiếu. Số tiền thu được sẽ được Vingroup cho VinFast vay đầu tư dự án sản xuất ô tô tại Cát Hải, Hải Phòng.
Ngoài ra, công ty cũng đang lấy ý kiến cổ đông về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Nội dung chi tiết chưa được Tập đoàn công bố. Thời gian dự kiến lấy ý kiến diễn ra trong tháng 8/2023 này.
Với mức tăng ấn tượng 16,7% của cổ phiếu VIC trong tuần vừa qua, quy mô vốn hoá của Vingroup nhờ đó đã tăng thêm gần 39.700 tỷ đồng lên 276.892 tỷ đồng, trở lại vị trí á quân trong bảng xếp hạng các tổ chức niêm yết trên sàn chứng khoán theo vốn hoá thị trường.
Cùng đó, tài sản chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup (bao gồm 691,27 triệu cổ phiếu VIC) cũng tiếp tục tăng lên thêm 7.190 tỷ đồng lên gần 50.200 tỷ đồng. Trong tuần tăng điểm thứ 6 của VN-Index, 7/10 trong top người giàu trên thị trường chứng khoán tăng giá trị tài sản.
MSCI Frontier Markets Small Cap Index bổ sung thêm hơn 100 mã cổ phiếu Việt
Tại kỳ cơ cấu danh mục đầu tư tháng 8/2023, chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index đã có sự cơ cấu mạnh về danh mục. Có 245 mã được thêm mới, và 120 mã bị loại ra tại rổ chỉ số này. Trong đó, Việt Nam có tới 116 mã cổ phiếu được thêm mới, loại ra 36 mã.
Tiêu chí vào rổ MSCI Frontier Market Index đã có sự thay đổi kể từ kỳ đảo danh mục của MSCI từ tháng 8. Quy mô vốn hóa của doanh nghiệp để xem xét đưa cổ phiếu thuộc thị trường cận biên đã giảm từ hơn 1 tỷ USD xuống còn 112 triệu USD. Vốn hóa tính trên số cổ phần có thể chuyển nhượng (float market cap) giảm từ mức 73 triệu USD xuống 56 triệu USD.
MSCI thêm 32 cổ phiếu Việt vào rổ MSCI Frontier Market Index, đồng thời loại 2 cổ phiếu gồ BVH và SSB. Trong 32 mã cổ phiếu được thêm mới có sự xuất hiện của nhiều cái tên lớn, như DXG, DIG, DGW, DGC, FRT, GEX,… Hầu hết đều là các cổ phiếu từ rổ MSCI Frontier Markets Small Cap Index (chỉ số dành cho các mã vốn hoá nhỏ).
Quản lý quỹ Bảo Việt lập quỹ ETF mô phỏng danh mục VN-Diamond, quy mô 51 tỷ đồng
Ngày 11/8/2023, 51 lô chứng chỉ quỹ ETF BVFVN DIAMOND với mã giao dịch FUEBFVND do Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt quản lý đã niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE). Quỹ ETF BVFVN DIAMOND của Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt là quỹ thứ 3 mô phỏng theo chỉ số VN Diamond được niêm yết trên HoSE.
Trước đó, quỹ ETF DCVFMVN DIAMOND do Dragon Capital Việt Nam quản lý đã niêm yết từ tháng 5/2020. Hiện vốn điều lệ quỹ là 7.991 tỷ đồng, tương ứng 799,1 lô chứng chỉ quỹ. Quy mô vốn đã tăng lên rất nhanh từ mức vốn điều lệ 102 tỷ đồng ban đầu. Quỹ VFM VNDiamond ETF hiện có tổng tài sản hơn 21.200 tỷ đồng và cũng là quỹ ETF nội có quy mô lớn nhất hiện nay. Một quỹ ETF mô phỏng danh mục VN-Diamond cũng vừa thành lập vào tháng 3/2023 là quỹ ETF MAFM VNDIAMOND do Quản lý Quỹ Mirae Asset (Việt Nam) thành lập. Hiện quỹ có quy mô vốn 199 tỷ đồng.
Xử phạt Quản lý quỹ PvcomBank 175 triệu đồng vì vi phạm quy định về đầu tư tài chính
Ngày 11/8/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 672/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVCB Capital).
Nguyên nhân do vi phạm quy định về đầu tư tài chính. Công ty đã thực hiện tạm ứng cho một số cá nhân là nhân viên Công ty, mục đích tạm ứng là tạm ứng chi phí hoạt động của Công ty, không có nội dung công việc cụ thể cho từng nhân viên).
Mức phạt hành chính là 175 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 27 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
PVCB Capital - công ty con của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PvcomBank) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Việc huy động vốn đầu tư từ các tổ chức và khách hàng cá nhân mới gặp nhiều khó khăn khiến doanh thu nửa đầu năm 2023 của công ty quản lý quỹ này giảm một nửa so với năm trước. Kết quả kinh doanh quý II của PVCB Capital không đủ hoà vốn mà lỗ nhẹ (hơn 12 triệu đồng), trong khi cùng kỳ năm trước lãi 2,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đạt hơn 1 tỷ đồng.
-
FTSE Russell: Cần duy trì tốc độ nếu muốn cán đích mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán năm 2025 -
FTSE Russell sắp công bố phân hạng thị trường, dòng chứng khoán bị “đánh úp” phiên 8/10 -
Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lý -
Thêm loạt cổ phiếu bị HoSE chuyển sang diện kiểm soát, hạn chế giao dịch -
Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
Thanh khoản ảm đạm, VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp -
Chứng khoán Vietcap bất ngờ bứt phá trong top 10 thị phần môi giới sàn HoSE quý III/2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024